Nguyên tắc và điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
Nguyên tắc và điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như sau:
1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn.
2. Việc thành lập, tổ chức lại tổ chức hành chính phải bảo đảm không vượt khung số lượng tổ chức theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc quy định của cấp có thẩm quyền.
Tại Điều 5 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính như sau:
1. Tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở pháp lý;
b) Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật;
c) Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính;
d) Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác;
đ) Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
2. Tổ chức hành chính được tổ chức lại trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
b) Tổ chức hành chính được tổ chức lại khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.
- Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn; Bảo đảm không vượt khung số lượng tổ chức theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc quy định của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có cơ sở pháp lý; Đáp ứng các tiêu chí thành lập; Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác; Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
- Tổ chức hành chính được tổ chức lại trong các trường hợp sau:
+ Khi có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phạm vi, đối tượng quản lý theo quy định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền;
+ Khi hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
+ Việc tổ chức lại để hình thành tổ chức hành chính mới phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập tổ chức hành chính.
- Tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.
Giải thể tổ chức hành chính (Hình từ Internet)
Đề án thành lập tổ chức hành chính được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về đề án thành lập tổ chức hành chính như sau:
1. Đề án thành lập tổ chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập.
2. Nội dung đề án, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Mục tiêu, phạm vi, đối tượng quản lý;
c) Loại hình và tên gọi của tổ chức hành chính;
d) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;
đ) Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật;
e) Dự kiến vị trí việc làm, biên chế công chức theo vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; có trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và cơ chế tài chính cần thiết để bảo đảm cho tổ chức hành chính hoạt động sau khi được thành lập;
g) Phương án thành lập và lộ trình triển khai hoạt động của tổ chức hành chính;
h) Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập tổ chức hành chính (nếu có);
i) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Đề án thành lập tổ chức hành chính do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập, gồm sự cần thiết và cơ sở pháp lý; Mục tiêu, phạm vi, đối tượng quản lý; Loại hình và tên gọi của tổ chức hành chính; Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí thành lập tổ chức; Dự kiến vị trí việc làm, biên chế công chức theo vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; có trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và cơ chế tài chính cần thiết để bảo đảm cho tổ chức hành chính hoạt động sau khi được thành lập; Phương án thành lập và lộ trình triển khai hoạt động của tổ chức hành chính; Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập tổ chức hành chính (nếu có); Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan về thành lập tổ chức hành chính như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan về thành lập tổ chức hành chính chính như sau:
Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính phải gửi dự thảo đề án, tờ trình và dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đến các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến tham gia bằng văn bản đối với việc thành lập tổ chức hành chính trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập tổ chức hành chính gửi dự thảo đề án, tờ trình và dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đến các cơ quan, tổ chức liên quan để lấy ý kiến tham gia bằng văn bản đối với việc thành lập tổ chức hành chính trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tỉnh Bình Dương?
- Thí sinh là người nước ngoài được sử dụng chứng chỉ tiếng Việt để miễn thi môn Ngữ văn trong tốt nghiệp THPT 2025?
- Trọn bộ đề thi Tin học lớp 6 học kì 1 năm 2024 - 2025 tải về nhiều nhất?