Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào?
Tại Điều 57 Luật thanh tra 2010 quy định về quyền của đối tượng thanh tra như sau:
Quyền của đối tượng thanh tra
1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:
a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.
- Đối tượng thanh tra có quyền giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra; Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; Yêu cầu bồi thường thiệt.
- Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra như thế nào? (Hình từ Internet)
Tại Điều 58 Luật thanh tra 2010 quy định về nghĩa vụ của đối tượng thanh tra như sau:
Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
1. Chấp hành quyết định thanh tra.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra chấp hành quyết định thanh tra; Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ thanh tra trong hoạt động thanh tra là gì?
Tại Điều 59 Luật thanh tra 2010 quy định về hồ sơ thanh tra trong hoạt động thanh tra như sau:
Hồ sơ thanh tra
1. Việc thanh tra phải được lập hồ sơ.
2. Hồ sơ thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành gồm có:
a) Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;
b) Kết luận thanh tra;
c) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
d) Tài liệu khác có liên quan.
3. Khi tiến hành thanh tra độc lập, hồ sơ thanh tra gồm có:
a) Văn bản phân công nhiệm vụ thanh tra;
b) Biên bản thanh tra (nếu có);
c) Quyết định xử lý hoặc văn bản kiến nghị việc xử lý;
d) Tài liệu khác có liên quan.
4. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thanh tra do Đoàn thanh tra tiến hành gồm có: quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; Kết luận thanh tra; Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý; Tài liệu khác có liên quan.
Trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra như thế nào?
Tại Điều 60 Luật thanh tra 2010 quy định về trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra như sau:
Trách nhiệm của cơ quan điều tra
Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật quy định tại điểm o khoản 1 Điều 48 và điểm n khoản 1 Điều 55 của Luật này và xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; trường hợp vụ việc có nội dung, tình tiết phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày; quá thời hạn này mà cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không nhận được thông báo bằng văn bản về việc xử lý của cơ quan điều tra thì có quyền kiến nghị Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan điều tra cấp trên.
Trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; trường hợp vụ việc có nội dung, tình tiết phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày; quá thời hạn này mà cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không nhận được thông báo bằng văn bản về việc xử lý của cơ quan điều tra thì có quyền kiến nghị Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan điều tra cấp trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.