Nhà đang thế chấp ngân hàng có được đưa vào di chúc không?
Đưa nhà đang thế chấp ngân hàng vào di chúc có được không?
Theo Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 thì bên thế chấp có quyền:
Quyền của bên thế chấp
- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Theo quy định trên thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất có quyền đưa tài sản trên vào tài sản di chúc. Nhưng việc đưa tài sản là nhà ở đang thế chấp tại ngân hàng phải thông báo cho ngân hàng biết về việc này.
Nhà đang thế chấp ngân hàng có được đưa vào di chúc không? (Hình từ Internet)
Có được chia lại di sản khi tìm thấy di chúc thất lạc không?
Tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Theo đó, tại Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 có quy định di chúc bị thất lạc, hư hại như sau:
Di chúc bị thất lạc, hư hại
- Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
- Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Dưới 18 tuổi có được làm chứng cho việc lập di chúc hay không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.
Trong đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
Người làm chứng cho việc lập di chúc
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy người chưa thành niên thì không được làm chứng cho việc lập di chúc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám (18) tuổi.
Do đó đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn mới 17 tuổi (chưa đủ 18 tuổi), được xác định là người chưa thành niên. Nên không được làm chứng cho việc lập di chúc của anh họ bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di chúc có thể đặt câu hỏi tại đây.