Từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án khi nào?
Tòa án có thể từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nào?
Tôi mới khởi kiện ra tòa để đòi lại khoản nợ, tuy nhiên người bị tôi khởi kiện đang rao bán mảnh đất của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Thấy vậy tôi đã gửi đơn yêu cầu tòa án phong tỏa tài sản của người này. Tuy nhiên tòa án đã gửi thông báo từ chối, cho tôi hỏi tòa án từ chối yêu cầu của tôi có đúng không? Cảm ơn.
Trả lời:
- Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
Với quy định trên thì thẩm phán được phân công giải quyết có quyền không chấp nhận yêu cầu nhưng phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Lý do ở đây có thể là:
- Theo Khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán chỉ được ra quyết định phong tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
- Mặt khác theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì khi bạn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.
Kết luận: Tòa có có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa tài sản nếu nghĩa vụ và giá trị tài sản không tương đương nhau hoặc bạn không thực hiện đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này
Khi nào thì Tòa án thụ lý và ra thông báo xét xử kể từ ngày nhận đơn?
Tôi viết đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa huyện đã có biên bản giao nhận đơn khởi kiện nhưng đến nay chưa thấy thông tin gì bên Tòa. Tôi muốn hỏi: Khi nào thì Tòa án thụ lý và ra thông báo xét xử kể từ ngày nhận đơn?
Trả lời:
Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
...
Và theo Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, theo quy định này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn. Sau 2-4 tháng kể từ ngày thụ lý thì thẩm phán phải tiến hành thủ tục chuẩn bị xét xử vụ án.
Trường hợp của bạn cần liên hệ với Tòa án huyện nơi nộp đơn khởi kiện để được cung cấp thông tin và hướng dẫn thủ tục theo quy định.
Bị Tòa án bác đơn ly hôn 01 lần, có được nộp đơn nữa không?
Vợ chồng tôi cưới nhau năm 2015, nhưng do sống chung xảy ra nhiều mâu thuẫn, 2016 tôi có nộp đơn ly hôn lên Tòa, Tòa bác đơn ly với lý do vợ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tôi nghe nói, nếu Tòa đã bác đơn ly hôn thì tôi không có quyền nộp đơn ly hôn nữa đúng không?
Trả lời:
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các trường hợp trả đơn của Tòa cụ thể như sau:
Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại"
Như vậy, theo quy định Điều luật trên vụ án ly hôn mà Tòa án bác đơn không nằm trong trường hợp Tòa trả đơn nên yêu cầu ly hôn của bạn sẽ được Tòa thụ lý và giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?