Có được giữ lại biển số sau khi kết thúc buổi đấu giá xe biển xanh không?
1. Sau khi kết thúc buổi đấu giá xe biển xanh có được giữ lại biển số không?
Tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, theo đó:
1. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe:
a) Căn cứ danh sách xe ô tô hết niên hạn sử dụng, xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký xe thông báo cho chủ xe thực hiện việc thu hồi đăng ký, biển số xe. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ xe không tự giác nộp lại đăng ký, biển số xe thì cơ quan đăng ký xe thực hiện thu hồi đăng ký, biển số xe trên hệ thống đăng ký quản lý xe và thông báo cho Công an các đơn vị, địa phương làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông biết để phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Cập nhật thông tin khai báo của chủ xe trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc cổng dịch vụ công quốc gia về xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được, xe bị phá hủy do nguyên nhân khách quan, xe mất cắp để làm thủ tục thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định. Thông báo cho chủ xe qua email hoặc qua tin nhắn điện thoại để chủ xe biết;
c) Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe bị làm giả hoặc cấp biển số không đúng quy định, cơ quan đăng ký xe thông báo cho chủ xe biết, tiến hành ra Quyết định về việc thu hồi đăng ký, biển số xe (mẫu số 10). Đối với hồ sơ xe giả đề nghị cơ quan điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với xe biển xanh đã được đấu giá cho các cá nhân, tổ chức thu mua thì xe này không còn là xe công vụ và sẽ không được mang biển xanh.
Việc vẫn giữ biển xanh là không đúng với biển số quy định mà phải là biển màu khác đúng với mục đích sử dụng xe. Nên ngay từ khi đấu giá xong cần thu hồi lại đăng ký xe cùng biển số xe.
2. Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sau khi kết thúc đấu giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
Tại Điểm s Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; điểm m khoản 7 Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định (lắp đúng loại kính an toàn);
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4a, điểm g khoản 8 Điều này buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
e) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i khoản 7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; điểm a khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4; điểm e, điểm g khoản 5; điểm c, điểm d, điểm l khoản 7; điểm b khoản 10 Điều này buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên, đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện).
Như vậy, khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sau khi kết thúc đấu giá thì cá nhân sẽ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và với tổ chức từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên, đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Nguyên tắc đấu giá tài sản là gì?
Căn cứ Điều 6 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định nguyên tắc đấu giá tài sản, theo đó:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Với quy định trên thì nguyên tắc khi đấu giá tài sản sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?