Quy định về vị trí và chức năng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
1. Vị trí và chức năng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Theo Điều 1 Quyết định 1758/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định vị trí và chức năng như sau:
Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý về công tác tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thực thi công vụ, tiền lương; cải cách hành chính; thi đua - khen thưởng; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Theo Điều 2 Quyết định 1758/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, biên chế, thi đua, khen thưởng, chế độ chính sách, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
2. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực, thi đua - khen thưởng của ngành Thông tin và Truyền thông.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, biên chế, thi đua, khen thưởng, chế độ chính sách, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông theo phân công của Bộ trưởng.
4. Về tổ chức bộ máy
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở Thông tin và Truyền thông; sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; trình Bộ trưởng phê duyệt quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để quản lý, hướng dẫn hoạt động đối với tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập hội, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ; trình Bộ trưởng công nhận Ban vận động thành lập hội, hiệp hội; tham gia quản lý hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
5. Về quản lý công chức, viên chức chuyên ngành
a) Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành hướng dẫn, quy định vị trí việc làm công chức, viên chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật;
b) Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc ngành Thông tin và Truyền thông tại địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông; tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông hạng I theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.
6. Về quản lý biên chế, vị trí việc làm của Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý về biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, thẩm định Đề án vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc bố trí công chức, viên chức theo cơ cấu và vị trí việc làm đã được phê duyệt.
7. Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ
a) Tham mưu trình Bộ trưởng ban hành quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp, người lao động thuộc Bộ; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; quy trình, quy chế thực hiện công tác cán bộ và hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
8. Về tiền lương và thực hiện chế độ, chính sách
a) Triển khai thực hiện việc xếp lương; nâng lương, phụ cấp; nâng ngạch, thăng hạng; chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp; tinh giản biên chế; nghỉ không hưởng lương; nghỉ phép đi nước ngoài vì việc riêng; bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
b) Tổ chức thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
9. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt quy chế, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện; thẩm định, có ý kiến về phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;
b) Chủ trì, phối hợp trình Bộ trưởng phê duyệt chủ trương, quyết định cử các đoàn đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở trong nước và nước ngoài theo quy định;
c) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các trường trực thuộc Bộ và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
d) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu để xây dựng các cơ chế chính sách về thúc đẩy, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trình Bộ trưởng và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
đ) Giúp Bộ trưởng quản lý các các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
e) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ và thi đua - khen thưởng.
10. Về thi đua - khen thưởng
a) Là cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ; tham mưu giúp Bộ trưởng trong việc hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; tổ chức phát động và chỉ đạo việc triển khai các phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; phổ biến kinh nghiệm, đề xuất cải tiến, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;
b) Thẩm định hồ sơ, tham mưu trình Bộ trưởng quyết định khen thưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân thuộc quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các Giải thưởng của Bộ trong từng lĩnh vực quản lý và tổ chức triển khai các giải thưởng sau khi được ban hành theo phân công của Bộ trưởng;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thẩm định hồ sơ, thành tích, đề xuất trình Bộ trưởng hiệp y khen thưởng các danh hiệu và hình thức khen thưởng và giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức in ấn, đặt hàng và quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng theo mẫu quy định hiện hành;
e) Tổ chức, phối hợp tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
g) Biên tập, phát hành các tài liệu, bản tin chuyên đề, phim tư liệu tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
h) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế.
11. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực cải cách hành chính của Bộ; chủ trì thực hiện cải cách hành chính đối với lĩnh vực cải cách bộ máy hành chính và cải cách chế độ công vụ.
12. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác thanh niên; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh niên trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
13. Về thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ;
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định của pháp luật;
c) Trình Bộ trưởng xếp lương và nâng bậc lương đối với chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý của doanh nghiệp trực thuộc Bộ;
d) Tham mưu giúp Bộ trưởng có ý kiến đối với thang lương, bảng lương do các doanh nghiệp trực thuộc Bộ xây dựng trước khi thực hiện;
đ) Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện định mức lao động, kế hoạch lao động; quy định về tiền lương, tuyển dụng, thu nhập và các chính sách đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ;
e) Phối hợp với đơn vị liên quan trong công tác sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Bộ.
14. Quản lý công tác dự bị, động viên, dân quân tự vệ, chính sách hậu phương quân đội, chính sách người có công với cách mạng của Bộ; thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông theo quy định.
15. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Ban cán sự Đảng, thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ của Bộ; thực hiện và phối hợp thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định; phối hợp với Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện và tham mưu thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý hồ sơ cán bộ và thực hiện các chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, tài sản, tài liệu của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Tại Điều 3 Quyết định 1758/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Vụ Tổ chức cán bộ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức chuyên môn trong Vụ do Vụ trưởng quy định.
Biên chế của Vụ Tổ chức cán bộ do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Đại hội nào của Đảng ta quyết định chọn ngày 3 2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng?