Trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc lấy ý kiến tham gia như thế nào?
- 1. Việc lấy ý kiến tham gia trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
- 2. Trách nhiệm của đơn vị lấy ý kiến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
- 3. Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
1. Việc lấy ý kiến tham gia trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về việc lấy ý kiến tham gia trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như sau:
1. Các văn bản phải lấy ý kiến tham gia
a) Quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn có phạm vi điều chỉnh toàn ngành; văn bản có nội dung phức tạp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trở lên; đơn khiếu nại, tố cáo kéo dài.
b) Các quy định, quy chế quản lý nội bộ cơ quan.
c) Các văn bản khác theo yêu cầu của Lãnh đạo cơ quan.
2. Hồ sơ lấy ý kiến
a) Văn bản đề nghị tham gia ý kiến.
b) Dự thảo văn bản cần lấy ý kiến.
c) Tài liệu khác có liên quan.
d) Đối với văn bản có quy định về thủ tục hành chính, hồ sơ lấy ý kiến thực hiện theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam.
3. Thời gian lấy ý kiến
a) Không ít hơn 03 ngày làm việc đối với văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Không ít hơn 05 ngày làm việc đối với văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Đối với văn bản khẩn; văn bản lấy ý kiến của các cơ quan ngoài Ngành, đơn vị chủ trì chủ động xác định thời gian cho phù hợp.
2. Trách nhiệm của đơn vị lấy ý kiến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 14 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về trách nhiệm của đơn vị lấy ý kiến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1. Trách nhiệm của đơn vị lấy ý kiến
Chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.
Thực hiện gửi hồ sơ lấy ý kiến theo đúng thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy chế này.
Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo văn bản trong hồ sơ gửi lấy ý kiến hoặc khi được yêu cầu bổ sung.
Tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo văn bản. Trường hợp không tiếp thu ý kiến phải có giải trình cụ thể, nêu rõ lý do.
3. Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 14 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
2. Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được lấy ý kiến
Nghiên cứu kỹ nội dung được lấy ý kiến; tham gia ý kiến trực tiếp trên Hệ thống QLVB (qua các biểu mẫu, công cụ hỗ trợ của Hệ thống) hoặc bằng văn bản; chịu trách nhiệm về những nội dung đã cung cấp cho đơn vị chủ trì.
Việc tham gia ý kiến phải đảm bảo trên nguyên tắc trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và trong thời hạn yêu cầu; trường hợp cần kéo dài thời gian tham gia ý kiến, phải trao đổi với đơn vị chủ trì soạn thảo. Nếu quá thời hạn mà không trả lời thì được coi là đồng ý với nội dung dự thảo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp mới nhất 2024?
- Trong 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (từ 18/12 đến 30/12/1972, Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam phải lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia khi nào?
- Mức chi đào tạo đối với cán bộ công chức trong nước được quy định như thế nào?