Trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giá trị của bản sao được quy định như thế nào?
1. Giá trị pháp lý của bản sao trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 10 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về giá trị pháp lý của bản sao trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 9 Quy chế này và quy định của Nhà nước có giá trị pháp lý như bản chính.
2. Thẩm quyền sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 11 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về thẩm quyền sao văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1. Hình thức sao văn bản từ văn bản giấy sang văn bản giấy và sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy (quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Quy chế này) do Thủ trưởng cơ quan, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, Chánh Văn phòng ký sao.
2. Hình thức sao văn bản từ văn bản giấy sang văn bản điện tử (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Quy chế này) trên Hệ thống QLVB do Văn thư thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.
3. Soạn thảo văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 12 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về soạn thảo văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1. Giao nhiệm vụ
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện giao nhiệm vụ cho phòng, bộ phận hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.
Trưởng phòng, bộ phận được giao chủ trì căn cứ nội dung, tính chất công việc giao cho một cá nhân chịu trách nhiệm soạn thảo văn bản.
2. Soạn thảo văn bản
a) Cá nhân được giao soạn thảo văn bản
Xác định tên loại, nội dung, độ mật, mức độ khẩn (nếu có); nơi nhận của văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý các thông tin có liên quan đến nội dung văn bản; soạn thảo văn bản; trình duyệt dự thảo văn bản.
Tùy theo nội dung, tính chất công việc, đề xuất với Lãnh đạo lấy ý kiến của đơn vị, cá nhân liên quan; nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo văn bản.
b) Yêu cầu đối với dự thảo văn bản
- Đảm bảo thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị Nghị định số 30/2020/NĐ-CP. Tuân thủ quy định về ký hiệu của văn bản. Văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan ban hành. Văn bản không có tên loại: văn bản do cơ quan BHXH ban hành: bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan và đơn vị soạn thảo; văn bản do đơn vị ban hành: bao gồm chữ viết tắt tên đơn vị và phòng soạn thảo; đối với đơn vị không có cấp phòng thì ký hiệu văn bản là chữ viết tắt tên đơn vị.
- Đảm bảo đúng nội dung mục đích, yêu cầu; cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu; không chồng chéo, trùng lắp; xác định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh, thời điểm có hiệu lực của văn bản; đảm bảo phù hợp với thực tiễn, khả thi; không trái với quy định của pháp luật và quy định, quy chế của Ngành (không tự ý quy định thêm các thủ tục khi giải quyết công việc).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?