Đối với Đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030, nguồn kinh phí thực hiện được quy định như thế nào?
- 1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như thế nào?
- 2. Việc tổ chức thực hiện của các cơ quan trung ương trong đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như thế nào?
- 3. Việc tổ chức thực hiện của cơ quan địa phương trong đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như thế nào?
1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như thế nào?
Tại Mục III Điều 1 Quyết định 1314/QĐ-TTg năm 2022 có quy định nguồn kinh phí thực hiện đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như sau:
1. Nguồn kinh phí
a) Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn kinh phí lồng ghép thông qua các chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng theo quy định của pháp luật.
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ tại Đề án, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của bộ, ngành trung ương và địa phương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc tổ chức thực hiện của các cơ quan trung ương trong đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như thế nào?
Tại Tại Tiểu 1,2,3,4,5 Mục IV Điều 1 Quyết định 1314/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về việc tổ chức thực hiện của các cơ quan trung ương trong đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như sau:
1. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai Đề án theo từng giai đoạn và hằng năm; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp bộ đoàn xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án ở địa phương, đơn vị.
c) Tổ chức đánh giá, sơ kết Đề án vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án; bổ sung, điều chỉnh hoạt động của Đề án bảo đảm phù hợp thực tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
2. Bộ Nội vụ
Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án, tổ chức sơ kết Đề án vào năm 2025, tổng kết và xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030.
3. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các hoạt động phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ; phối hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, địa phương có liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
5. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
3. Việc tổ chức thực hiện của cơ quan địa phương trong đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như thế nào?
Tại Tại Tiểu 6 Mục IV Điều 1 Quyết định 1314/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về việc tổ chức thực hiện của cơ quan địa phương trong đề án Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022-2030 như sau:
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Bố trí kinh phí địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
b) Định kỳ hằng năm gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án về Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo kế hoạch để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?