Quy định về nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật?
1. Nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật?
Theo Khoản 11 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
1. Nội dung, phương pháp kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận VSTY
a) Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra yêu cầu về: địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất; con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng; chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng; việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Nội dung, kết quả kiểm tra được ghi vào Biên bản theo Mẫu 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; kiểm tra hiện trường, lấy mẫu theo quy định.
2. Nội dung, phương pháp giám sát đối với cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận VSTY
a) Nội dung giám sát: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (loại trừ yêu cầu về địa điểm); nội dung, kết quả giám sát được ghi vào Biên bản theo Mẫu 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương pháp giám sát: theo quy định tại điểm b khoản 1 điều này; lấy mẫu kiểm nghiệm (trong trường hợp nghi ngờ cơ sở không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).
3. Tần suất giám sát: 01 lần/18 tháng. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật để xuất khẩu: thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật: áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VSTY đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình); tạm hoãn tối đa 06 tháng hoạt động đánh giá giám sát định kỳ; hoặc thực hiện gia hạn tạm thời tối đa 06 tháng Giấy chứng nhận VSTY trên cơ sở xem xét hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mà không phải tổ chức đánh giá trực tiếp tại hiện trường. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan đánh giá. Việc đánh giá trực tiếp sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật?
Căn cứ Khoản 12 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
1. Động vật
a) Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4 của Thông tư này đối với động vật đưa vào giết mổ;
b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra hồ sơ, lâm sàng, lấy mẫu (trong trường hợp động vật có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).
2. Sản phẩm động vật; thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật (gọi chung là sản phẩm)
a) Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học, lý học theo các quy định hiện hành của Việt Nam (đối với sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa); các quy định của nước nhập khẩu (đối với sản phẩm để xuất khẩu);
b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (trong trường hợp nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).
3. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:
a) Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc khử trùng, tiêu độc và việc đáp ứng yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-100:2012/BNNPTNT Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế;
b) Phương pháp kiểm tra: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (trong trường hợp nghi ngờ phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y).
4. Quy trình kiểm tra
a) Việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và phương tiện vận chuyển gắn liền với hoạt động kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở tại điểm d mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Việc kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch động vật.
5. Trường hợp phải lấy mẫu theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, mẫu đó phải được phân tích bởi phòng thử nghiệm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định.
3. Trách nhiệm của Cục Thú y trong kiểm tra vệ sinh thú y?
Tại Khoản 1 Điều 41 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của Cục Thú y, như sau:
a) Triển khai hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này tới các đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này;
b) Xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chương trình khung giám sát đối với đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 40 của Thông tư này; sửa đổi, bổ sung căn cứ vào yêu cầu quản lý;
c) Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 75 của Luật thú y;
d) Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho những người làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?