Quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng là gì?
- 1. Kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng như thế nào?
- 2. Kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng ra sao?
- 3. Nội dung kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng là gì?
- 4. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong việc lấy ý kiến xây dựng các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội ra sao?
1. Kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng như thế nào?
Tại Điều 10 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng như sau:
1. Bộ Quốc phòng phối hợp với bộ, ngành, địa phương tổ chức, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp phục vụ quốc phòng; quản lý ngành nghề kinh doanh theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển quốc phòng; xây dựng phát triển đối với doanh nghiệp phục vụ quốc phòng theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các doanh nghiệp phục vụ quốc phòng tận dụng tiềm lực bao gồm cơ sở vật chất và lao động tham gia nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm lưỡng dụng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và yêu cầu của Bộ Quốc phòng, có cơ chế để tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp kỹ thuật quốc phòng tham gia vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu cho đất nước.
3. Các doanh nghiệp dân sự có trách nhiệm tham gia đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm quân sự phục vụ quốc phòng kết hợp kinh tế - xã hội khi có yêu cầu, tạo nguồn lực để đáp ứng tốt hơn cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm ưu tiên giao cho các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước do Bộ Quốc phòng cử người đại diện tổ chức thực hiện các dự án đầu tư có liên quan đến bí mật quốc phòng, nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, dự án đầu tư trên các địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng để đảm bảo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng ra sao?
Tại Điều 11 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế trong hoạt động của đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng như sau:
1. Các đơn vị quân đội trong quá trình hoạt động, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu có trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội; tận dụng nguồn lực, cơ sở hạ tầng tham gia sản xuất để tạo ra sản phẩm góp phần nâng cao đời sống cán bộ chiến sỹ, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội nơi đóng quân. Việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội của đơn vị quân đội phải thực hiện theo cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của đất nước.
2. Bộ, ngành trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực đối với đơn vị quân đội khi tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
3. Nội dung kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng là gì?
Tại Điều 12 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về nội dung kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng như sau:
Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng bao gồm việc kết hợp trong xây dựng, tham gia thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương; kết hợp trong phát triển vùng, lãnh thổ; kết hợp trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế.
4. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong việc lấy ý kiến xây dựng các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội ra sao?
Tại Điều 13 Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong việc lấy ý kiến xây dựng các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội như sau:
1. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng.
2. Bộ, ngành, địa phương khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án quan trọng quốc gia phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến tham gia của Bộ Quốc phòng về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; trường hợp có ý kiến khác phải có văn bản kiến nghị với Bộ Quốc phòng hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?