Có được miễn đào tạo nghề công chứng khi là thạc sĩ luật không?
Thạc sĩ luật có được miễn đào tạo nghề công chứng không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì những trường hợp nào được miễn đào tạo nghề công chứng. Nếu một người có bằng thạc sĩ ngành luật có được miễn đào tạo nghề công chứng không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Như vậy, bằng thạc sĩ luật sẽ không thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định pháp luật nêu trên.
Có được miễn đào tạo nghề công chứng khi là thạc sĩ luật không? (Hình từ Internet)
Bắt buộc phải công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng?
Hiện tại, tôi 76 tuổi là thương binh, sức khỏe yếu và hiện nay không thể đi lại được. Nay có hợp đồng cần công chứng. Trường hợp của tôi có phải tới trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để công chứng hợp đồng hay không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
- Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, trường hợp người già yếu, đồng thời không thể đi lại được thì không bắt buộc tới trụ sở hành nghề công chứng để thực hiện việc công chứng.
Tạm đình chỉ hành nghề công chứng không được quá 01 năm có đúng không?
Bác tôi là công chứng viên, sau tháng vừa rồi làm việc tại địa bàn quận thì không biết lý do nào đã bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng, như vậy cho tôi hỏi, việc tạm đình chỉ này suốt đời hay thời gian như thế nào? Và ai có thẩm quyền hủy bỏ việc tạm đình chỉ đó?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 14 Luật Công chứng 2014 quy định về thời gian như sau:
- Thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.
- Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:
+ Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội;
+ Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hạn tạm đình hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng và cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ là Sở tư pháp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?