Tên của văn phòng công chứng có bắt buộc phải có tên của Trưởng văn phòng?
Có bắt buộc có tên của Trưởng văn phòng trong tên của văn phòng công chứng không?
Cho hỏi theo quy định của pháp luật thì tên của văn phòng công chứng có bắt buộc phải có họ tên của Trưởng văn phòng công chứng không?
Trả lời:
Tại khoản 3 Điều 22 Luật Công chứng 2014, có quy định:
Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tên gọi của Văn phòng công chứng không bắt buộc phải có họ tên của Trưởng văn phòng. Có thể lựa chọn tên của Trưởng văn phòng công chứng hoặc công chứng viên hợp danh để đặt tên.
Tên của văn phòng công chứng có bắt buộc phải có tên của Trưởng văn phòng? (Hình từ Internet)
Văn bản công chứng có hiệu lực từ ngày nào?
Xin hỏi đối với văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày nào?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định nội dung trên như sau:
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, theo quy định thì ngày mà công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng thì văn bản công chứng đó mới có hiệu lực.
Thời hạn công chứng văn bản, giấy tờ tối đa là bao nhiêu ngày?
Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật khi thực hiện việc công chứng văn bản, giấy tờ thì thời hạn tối đa để bên văn phòng công chứng, phòng công chứng trả kết quả là bao lâu?
Trả lời:
Tại Điều 43 Luật Công chứng 2014, có quy định:
- Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
- Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy, theo quy định nêu trên thời hạn tối đa để thực hiện việc công chứng tại văn phòng công chứng, phòng công chứng là 2 ngày làm việc, trong trường hợp đặc biệt thì tối đa không quá 10 ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?