Có bị phạt không khi sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản?

Chào anh chị Luật sư. Em có đọc báo thì có đọc được là lực lượng Hải đội Biên phòng 2, Bộ đội biên phòng Cà Mau khi tổ chức tuần tra bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, vùng biển do đơn vị quản lý thì phát hiện 14 tàu cá đang sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản, thì em không biết là hành vi này có bị phạt không? Vì em cũng là người tham gia đánh bắt thủy hải sản nên mong được anh chị tư vấn giải đáp để tránh mắc phải lỗi tương tự. Em cảm ơn.

Sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản có bị phạt không?

Tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản, theo đó:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Theo Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản:

1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo đó, tùy vào chiều dài của tàu khai thác mà cá nhân sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản thì bị phạt tiền thấp nhất từ 15.000.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ và tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm.

Có bị phạt không khi sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản?

Có bị phạt không khi sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản? (Hình từ Internet)

Với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 30.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Tàu cá 22 mét hoạt động khai thác thủy sản khi giấy phép hết hạn thì chủ tàu bị phạt tiền như nào?

Theo khoản 1, khoản 4 Điều 20 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định;
d) Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;
e) Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a, b và điểm h khoản 2 và các điểm a, b, c, d, đ và i khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và điểm đ, e và điểm g khoản 3 Điều này.

Như vậy, khi điều khiển tàu cá 22 mét hoạt động khai thác thủy sản mà giấy phép hết hạn thì chủ tàu sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép và tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.

Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động thủy sản nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Thủy sản 2017 quy định Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:

a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
b) Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;
c) Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Với quy định này thì Nhà nước sẽ tiến hành đầu tư và có chính sách đầu tư cho các hoạt động thủy sản nêu trên.

Trân trọng!

Đánh bắt thủy sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đánh bắt thủy sản
Hỏi đáp Pháp luật
Nghề hạ bạc là nghề gì? Giấy phép khai thác thủy sản được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào từ ngày 20/5/2024?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị phạt không khi sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để đánh bắt thủy sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đánh bắt thủy sản
Nguyễn Minh Tài
1,130 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào