Thế nào là ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (Delivery Margin - DM)? Ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM) quy định thế nào?
Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (Delivery Margin - DM) là gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (Delivery Margin - DM) tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
2. Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (Delivery Margin - DM)
2.1. Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP là giá trị ký quỹ mà thành viên bù trừ bên bán và thành viên bù trừ bên mua phải duy trì từ sau ngày giao dịch cuối cùng (ngày E+1) cho đến ngày thanh toán cuối cùng (E+3) để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thay cho khoản ký quỹ ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
2.2. Hình thức nộp ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP
a. Nộp ký quỹ bằng tiền
Thành viên bù trừ nộp ký quỹ bằng tiền vào tài khoản tiền gửi ký quỹ thành viên của VSD tại NHTT. Giá trị ký quỹ được xác định dựa trên tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thực hiện HĐTL TPCP, số lượng hợp đồng đáo hạn, giá thanh toán cuối cùng và hệ số nhân của hợp đồng theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
Tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thực hiện HĐTL TPCP được công bố trên trang điện tử của VSD ít nhất 02 ngày làm việc trước khi áp dụng.
b. Nộp ký quỹ bằng trái phiếu trong danh sách các trái phiếu có thể chuyển giao.
Thành viên bù trừ nộp trái phiếu ký quỹ vào TK CKKQ thành viên cho mỗi HĐTL TPCP theo nguyên tắc:
- Chỉ nộp 01 mã trái phiếu trong danh sách các trái phiếu có thể chuyển giao;
- Số lượng trái phiếu nộp ký quỹ bằng 100% số lượng trái phiếu chuyển giao.
Số trái phiếu này sẽ được VSD quản lý tách biệt với các chứng khoán ký quỹ khác.
c. Thành viên bù trừ bên mua phải nộp ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP bằng tiền. Thành viên bù trừ bên bán được quyền nộp ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP bằng tiền hoặc bằng trái phiếu trong danh sách các trái phiếu có thể chuyển giao.
Theo đó, ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP là giá trị ký quỹ mà thành viên bù trừ bên bán và thành viên bù trừ bên mua phải duy trì từ sau ngày giao dịch cuối cùng (ngày E+1) cho đến ngày thanh toán cuối cùng (E+3) để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thay cho khoản ký quỹ ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thế nào là ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP (Delivery Margin - DM)? Ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM) quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM) được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM) tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
3. Ký quỹ biến đổi (Variation Margin - VM)
a. Ký quỹ biến đổi được xác định trên cơ sở lãi lỗ vị thế trong phiên giao dịch của các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư như sau:
- Đối với vị thế hiện có trên tài khoản: Là chênh lệch giữa giá giao dịch được cập nhật trong phiên giao dịch (ngoại trừ giá của giao dịch thỏa thuận) với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với vị thế đã có trên tài khoản từ cuối ngày giao dịch liền trước), hoặc với giá thanh toán mở vị thế (đối với vị thế vừa mở trong ngày);
- Đối với vị thế đóng trong ngày: Là chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với vị thế đã có trên tài khoản từ cuối ngày giao dịch liền trước), hoặc với giá thanh toán mở vị thế (đối với vị thế vừa mở trong ngày).
b. Giá trị ký quỹ biến đổi chỉ được tính vào giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu trong trường hợp lãi lỗ vị thế của danh mục đầu tư trên tài khoản của nhà đầu tư ở trạng thái lỗ.
Như vậy, ký quỹ biến đổi được xác định trên cơ sở lãi lỗ vị thế trong phiên giao dịch của các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và được quy định như nêu trên.
Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR) là gì và phương pháp tính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 61/QĐ-VSD năm 2022 quy định về ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR) tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
4. Ký quỹ duy trì yêu cầu (Margin Requirement - MR)
a. Ký quỹ duy trì yêu cầu là tổng giá trị ký quỹ mà thành viên bù trừ có nghĩa vụ phải nộp để duy trì các vị thế đứng tên thành viên bù trừ được tính toán trong phiên giao dịch cho danh mục vị thế trên từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và tài khoản của chính thành viên bù trừ gồm các giá trị ký quỹ thành phần sau:
- Ký quỹ ban đầu.
- Ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐTL TPCP theo cách xác định nêu tại điểm a khoản 2.2 Điều này (chỉ áp dụng đối với HĐTL chưa được nộp trái phiếu chuyển giao để thực hiện nghĩa vụ thanh toán).
- Ký quỹ biến đổi.
b. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư chỉ được mở thêm vị thế khi tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ của tài khoản dưới ngưỡng cảnh báo mức độ 3. Nếu tỷ lệ này rơi vào ngưỡng cảnh báo mức độ 3, tài khoản giao dịch của nhà đầu tư sẽ bị đình chỉ giao dịch và thành viên bù trừ phải thực hiện giảm vị thế thông qua việc mở mới vị thế đối ứng để đóng vị thế hiện có hoặc nộp bổ sung tài sản ký quỹ cho VSD. Quy định về ngưỡng cảnh báo và việc xử lý trường hợp vi phạm ngưỡng cảnh báo thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?