Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình
- Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình cần tiêu chuẩn và điều kiện nào?
- Quy định về bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình như thế nào?
- Miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình được quy định như thế nào?
Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình cần tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Tại Điều 4 Thông tư 11/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình cần tiêu chuẩn và điều kiện sau:
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình cần phải có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định trên.
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình (Hình từ Internet)
Quy định về bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 11/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình như sau:
1. Thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
Thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm theo quy định trên.
Miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 11/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 01/01/2023) miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình được quy định như sau:
1. Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân tự nguyện xin thôi tham gia Hội đồng quản lý và được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
b) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm;
c) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao;
d) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
đ) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
e) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và đơn vị nơi đang công tác;
g) Vi phạm các quy định khác được quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
h) Chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc;
k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý.
2. Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định miễn nhiệm.
3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm của Hội đồng quản lý, trong đó nêu rõ lý do miễn nhiệm và đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia Hội đồng quản lý trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý (nếu có đơn vị cấp trên trực tiếp);
c) Nghị quyết, Biên bản họp Hội đồng quản lý;
d) Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý;
đ) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý xem xét, quyết định miễn nhiệm.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý xem xét, quyết định miễn nhiệm theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?