Có được khởi kiện lại không khi Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn?
Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì có được khởi kiện lại không?
Xin chào, tôi có vấn đề như sau: Cho tôi hỏi, tháng trước tôi có lên Tòa án nộp đơn xin ly hôn đơn phương thì Tòa án không nhận và bảo đơn không đúng theo mẫu, chưa có căn cứ để ly hôn. Vậy cho tôi hỏi, nay tôi muốn nộp đơn khởi kiện lại có được không? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được phản hồi.
Trả lời:
Điểm b khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp đương sự có quyền khởi kiện lại, trong đó có trường hợp:
- Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.
Như vậy, theo quy định này, khi Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì bạn có quyền khởi kiện lại.
Trường hợp của bạn cần lưu ý sử dụng đúng mẫu đơn khởi kiện ly hôn và ghi rõ lý do, căn cứ yêu cầu ly hôn.
Có được khởi kiện lại không khi Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn? (Hình từ Internet)
Nơi ở của bị đơn và nơi có bất động sản khác nhau thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Trường hợp vụ án tranh chấp chia tài sản là bất động sản sau khi ly hôn mà nơi cư trú của bị đơn và nơi có bất động sản tranh chấp khác nhau thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn là tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Trường hợp này, quan hệ hôn nhân chấm dứt do vợ chồng đã ly hôn, nhưng tranh chấp tài sản sau ly hôn vẫn là tranh chấp hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.
Thẩm quyền thay đổi thẩm phán là chánh án tòa án trước khi mở phiên tòa xét xử dân sự?
Tôi được biết trước khi mở phiên tòa xét xử dân sự thì thẩm phán tòa án do Chánh án tòa án đó thay đổi. Tuy nhiên, nếu chính chánh án tòa án đó là thẩm phán thì do ai thay đổi? Nhờ tư vấn.
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
- Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định.
- Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Như vậy, trường hợp thẩm phán tòa án bị thay đổi là chánh án tòa án thì thẩm quyền thay đổi là chánh án tòa án nhân dân cấp trên một cấp, cụ thể theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?