Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo được quy định như thế nào?

Quy định về báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo là gì? Kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo như thế nào? Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay như thế nào? Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

Quy định về báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo là gì?

Tại Điều 16 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo như sau:

1. Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Văn bản báo cáo phải được các thành viên trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.
2. Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tóm tắt nội dung tố cáo;
b) Kết quả xác minh từng nội dung tố cáo;
c) Nội dung giải trình của người bị tố cáo (nếu có);
d) Đề xuất đánh giá về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
đ) Kiến nghị xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo ngay với người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Người ra quyết định thành lập Tổ xác minh phải kịp thời báo cáo người giải quyết tố cáo xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo phải báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp xác minh để giải quyết lại tố cáo thì ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, trong báo cáo của Tổ xác minh, báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và kiến nghị việc xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó (nếu có).
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người giao nhiệm vụ xác minh về tính chính xác, khách quan của Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.

Theo đó, báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

- Tóm tắt nội dung tố cáo;

- Kết quả xác minh từng nội dung tố cáo;

- Nội dung giải trình của người bị tố cáo (nếu có);

- Đề xuất đánh giá về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

- Kiến nghị xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo được quy định như thế nào?

Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo như thế nào?

Tại Điều 17 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định về kết luận nội dung tố cáo như sau:

1. Kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo Điều 35 Luật Tố cáo và theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp giải quyết lại vụ việc tố cáo thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người giải quyết tố cáo phải kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.

Tại Điều 18 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định về xử lý kết luận nội dung tố cáo như sau:

1. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo Điều 36 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố cáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục hậu quả xảy ra.
2. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Trường hợp giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo thì cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ hàng tháng báo cáo với người giải quyết tố cáo về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.

Như vậy, việc xử lý kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo Điều 36 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố cáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục hậu quả xảy ra.

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay như thế nào?

Tại Điều 19 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay như sau:

Đối với tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì người giải quyết tố cáo thụ lý tố cáo; tự mình tiến hành xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.

Trân trọng!

Tố cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tố cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo bao gồm các giấy tờ nào? Thời gian bảo vệ người tố cáo được tính từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự lập hồ sơ giải quyết tố cáo từ ngày 15/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn tố cáo đảng viên nặc danh, giấu tên, mạo tên có được giải quyết hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tố cáo nặc danh có được xử lý không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin rút tố cáo mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian giải quyết tố cáo không?
Hỏi đáp pháp luật
Tố cáo chưa được giải quyết có được tố cáo tiếp không?
Hỏi đáp pháp luật
Người tố cáo muốn bảo mật thông tin thì có phải ghi họ tên trên đơn tố cáo không?
Hỏi đáp pháp luật
Người bị tố cáo có quyền giải trình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố cáo
Nguyễn Hữu Vi
11,947 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố cáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố cáo

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp quy định pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào