Quy định về chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao là gì?
- Chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao được quy định như thế nào?
- Hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao là gì?
- Hành vi gian lận và bạo lực trong hoạt động thể thao được quy định như thế nào?
- Hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định ra sao?
Chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao như sau:
1. Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được bố trí tăng dần hàng năm; phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao. Việc lập dự toán, phân bổ và quản lý Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước.
2. Đất dành cho thể dục, thể thao:
a) Quy hoạch đất dành cho thể dục, thể thao thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về bình quân diện tích đất thể dục, thể thao trên đầu người tương ứng với từng khu vực, lãnh thổ cụ thể;
b) Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho thể dục, thể thao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đất đai và pháp luật liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ thể dục, thể thao; thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và đất đai theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
a) Nội dung ưu tiên đầu tư:
- Hỗ trợ tổ chức hoạt động thể dục, thể thao quần chúng;
- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên thể dục, thể thao;
- Tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện các môn thể thao;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm thể thao vùng hoặc khu vực;
- Bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
b) Ủy ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định danh mục các môn thể thao dân tộc.
Chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao được quy định như trên.
Quy định về chính sách nhà nước về phát triển thể dục, thể thao là gì? (Hình từ Internet)
Hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao như sau:
1. Hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao:
a) Sử dụng chất kích thích thuộc danh mục bị cấm trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.
Danh mục chất kích thích bị cấm do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành phù hợp với quy định của Hiệp hội phòng, chống doping quốc tế;
b) Sử dụng những bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện và thi đấu gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc ảnh hưởng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trên đây là những hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
Hành vi gian lận và bạo lực trong hoạt động thể thao được quy định như thế nào?
Tại Khoản 2 và 3 Điều 3 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về hành vi gian lận và bạo lực trong hoạt động thể thao như sau:
2. Hành vi gian lận trong hoạt động thể thao:
a) Gian lận tên, tuổi, giới tính trong thi đấu thể thao;
b) Trực tiếp làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao;
c) Gian lận về thành tích và tuyển chọn người vào đội tuyển thể thao, các trường năng khiếu thể thao.
3. Hành vi bạo lực trong hoạt động thể thao:
a) Cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao;
b) Đe dọa, xúc phạm các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thể thao.
Hành vi gian lận và bạo lực trong hoạt động thể thao được quy định như trên.
Hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định ra sao?
Tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:
4. Hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân:
a) Không tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình;
b) Không bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao trong phạm vi nhiệm vụ của mình;
c) Lạm dụng quyền hoặc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cản các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Trên đây là hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?