Viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III có quy định về nhiệm vụ như thế nào?
- 1. Nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III được quy định như thế nào?
- 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III như thế nào?
- 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III như thế nào?
- 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III được quy định như thế nào?
- 5. Viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng IV được quy định như thế nào?
1. Nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III được quy định như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 15/12/2022) nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III được quy định như sau:
a) Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, đảm nhiệm dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật có sáng tạo;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 15/12/2022) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III như thế nào?
Tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 15/12/2022) quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng III như sau:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm được kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III được quy định như thế nào?
Tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 15/12/2022) yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III:
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
5. Viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng IV được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL (có hiệu lực từ 15/12/2022) quy định viên chức chuyên ngành Diễn viên hạng IV được như sau:
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Có kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?