Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong Chiến lược tài chính thế nào?
- Chiến lược tài chính có giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế và giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập trong Chiến lược tài chính ra sao?
- Giải pháp thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong Chiến lược tài chính thế nào?
Chiến lược tài chính có giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Căn cứ tiết a tiểu mục 4 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong Chiến lược tài chính như sau:
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy việc chuyển một số loại phí sang giá dịch vụ sự nghiệp công; đồng thời, thực hiện chính sách ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách (người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số...).
Chiến lược tài chính có giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy việc chuyển một số loại phí sang giá dịch vụ sự nghiệp công; đồng thời, thực hiện chính sách ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách.
Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong Chiến lược tài chính thế nào? (Hình từ Internet)
Đẩy mạnh thực hiện cơ chế và giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập trong Chiến lược tài chính ra sao?
Theo tiết b tiểu mục 4 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về đẩy mạnh thực hiện cơ chế và giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập trong Chiến lược tài chính như sau:
b) Đẩy mạnh thực hiện cơ chế và giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập
- Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 19-NQ/TW đã đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập; tăng số lượng đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và tự bảo đảm chi thường xuyên; quy định rõ về nguồn thu, nhiệm vụ chi, phân phối thu nhập bổ sung, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
- Chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế thanh toán theo đặt hàng, giao nhiệm vụ gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ và nhu cầu sử dụng; có lộ trình cụ thể thực hiện cơ chế đấu thầu cung cấp dịch vụ; giảm dần số lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ.
- Các Bộ, ngành, địa phương rà soát, sớm hoàn thành việc ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện quyết liệt sắp xếp, giải thể, sáp nhập, tinh giảm đầu mối, biên chế; đồng thời khẩn trương ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công.
- Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, theo đó đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tính chi phí khấu hao có thể phân loại ở mức độ tự chủ tài chính cao hơn.
- Tăng cường công khai minh bạch; thực hiện nghiêm các quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, đặc biệt là về thực hiện chính sách chế độ tài chính; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, xử lý nghiêm vi phạm.
Đẩy mạnh thực hiện cơ chế và giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập trong Chiến lược tài chính:
- Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế tự chủ tài chính, giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập; tăng số lượng đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và tự bảo đảm chi thường xuyên. Chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế thanh toán theo đặt hàng.
- Các Bộ, ngành, địa phương rà soát, sớm hoàn thành việc ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công.
- Tăng cường công khai minh bạch; thực hiện nghiêm các quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, đặc biệt là về thực hiện chính sách chế độ tài chính; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, xử lý nghiêm vi phạm.
Giải pháp thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong Chiến lược tài chính thế nào?
Tại tiết c tiểu mục 4 Mục III Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong Chiến lược tài chính như sau:
c) Thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, đảm bảo bình đẳng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; tiếp tục có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng... để hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ công hiệu quả.
Rà soát, đánh giá và tiếp tục hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao..., chuyển đổi phương thức từ nhà nước trực tiếp đầu tư sang phương thức doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch.
Giải pháp thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong Chiến lược tài chính như sau: Hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, đảm bảo bình đẳng giữa đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; tiếp tục có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng....Rà soát, đánh giá và tiếp tục hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao..., chuyển đổi phương thức từ nhà nước trực tiếp đầu tư sang phương thức doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?