Trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam như thế nào?
- Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?
- Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?
- Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?
Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?
Tại Điều 37 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như sau:
Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Tiếp nhận và triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài.
2. Chỉ đạo, giám sát các cơ quan, đơn vị ngành hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; triển khai văn bản về việc miễn kiểm tra an ninh đối với đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Thông tư này; đôn đốc, theo dõi công tác chuẩn bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; phối hợp xử lý các tình huống bất thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang.
3. Thực hiện việc cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn cho người phục vụ thường xuyên chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định; triển khai thông báo mẫu thẻ hoặc pin của Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an khi làm nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm an ninh cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; mẫu thẻ, danh sách cấp thẻ của đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ sự kiện quốc tế tại cảng hàng không được phép sử dụng thẻ do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp.
+ Cục Hàng không Việt Nam trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang có các trách nhiệm tiếp nhận và triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và nước ngoài. Chỉ đạo, giám sát các cơ quan, đơn vị ngành hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; triển khai văn bản về việc miễn kiểm tra an ninh; đôn đốc, theo dõi công tác chuẩn bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; phối hợp xử lý các tình huống bất thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang.
+ Thực hiện việc cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn cho người phục vụ thường xuyên chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định; triển khai thông báo mẫu thẻ hoặc pin của Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an khi làm nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm an ninh cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; mẫu thẻ, danh sách cấp thẻ của đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ sự kiện quốc tế tại cảng hàng không được phép sử dụng thẻ do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp.
Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?
Tại Điều 38 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cảng vụ hàng không trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như sau:
Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Tiếp nhận nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang từ Cục Hàng không Việt Nam.
2. Tổ chức triển khai công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đến các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không hoạt động tại cảng hàng không, sân bay khai nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chuyên cơ, chuyên khoang.
3. Tổ chức giám sát trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của các tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không thuộc trách nhiệm quản lý.
Cảng vụ hàng không trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang có trách nhiệm tiếp nhận nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang từ Cục Hàng không Việt Nam. Tổ chức triển khai công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đến các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không. Tổ chức giám sát trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của các tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không.
Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang?
Tại Điều 39 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như sau:
Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Xây dựng quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang trong tài liệu khai thác sân bay, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
2. Xác định khu vực sân đỗ, vị trí đỗ tàu bay, nhà khách để phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; chủ trì, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài; bố trí lực lượng canh gác bảo vệ cho tàu bay chuyên cơ và chủ trì phối hợp canh gác bảo vệ tàu bay chuyên cơ.
3. Kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; Lưu chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu, mẫu nhiên liệu chuyên cơ cho đến khi tàu bay chuyên cơ hạ cánh an toàn ở sân bay đến.
4. Thông báo về việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ; thông báo kịp thời cho các cơ quan, đơn vị theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư này trong trường hợp giờ cất, hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự kiến trong kế hoạch bay không lưu quá 10 phút.
5. Chủ trì việc bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và nước ngoài, các đoàn khách cấp cao của Việt Nam, các đoàn khách cấp cao nước ngoài tháp tùng chuyến bay chuyên cơ đến Việt Nam và đi từ Việt Nam và hành lý, hàng hóa trong khu vực sân bay; phối hợp việc bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
6. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ phận phục vụ, chuẩn bị tàu bay chuyên cơ làm nhiệm vụ, bảo đảm lịch cất, hạ cánh của tàu bay chuyên cơ.
7. Phối hợp việc tổ chức các nghi lễ đón, tiễn phù hợp với tính chất của nhiệm vụ chuyên cơ, đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
8. Đối với các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với cơ quan có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn tăng cường cho tàu bay, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tại khu vực sân bay Việt Nam, khi có yêu cầu của phía nước ngoài.
9. Bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ và hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
+ Xây dựng quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang trong tài liệu khai thác sân bay, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam. Xác định khu vực sân đỗ, vị trí đỗ tàu bay, nhà khách để phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; chủ trì, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài; bố trí lực lượng canh gác bảo vệ cho tàu bay chuyên cơ và chủ trì phối hợp canh gác bảo vệ tàu bay chuyên cơ.
+ Kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; Lưu chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu, mẫu nhiên liệu chuyên cơ cho đến khi tàu bay chuyên cơ hạ cánh an toàn ở sân bay đến. Thông báo về việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ; thông báo kịp thời cho các cơ quan, đơn vị trong trường hợp giờ cất, hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự kiến trong kế hoạch bay không lưu quá 10 phút.
+ Chủ trì việc bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và nước ngoài, các đoàn khách cấp cao của Việt Nam, các đoàn khách cấp cao nước ngoài tháp tùng chuyến bay chuyên cơ đến Việt Nam và đi từ Việt Nam và hành lý, hàng hóa trong khu vực sân bay; phối hợp việc bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ phận phục vụ, chuẩn bị tàu bay chuyên cơ làm nhiệm vụ, bảo đảm lịch cất, hạ cánh của tàu bay chuyên cơ. Phối hợp việc tổ chức các nghi lễ đón, tiễn phù hợp với tính chất của nhiệm vụ chuyên cơ, đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với cơ quan có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn tăng cường cho tàu bay, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tại khu vực sân bay Việt Nam, khi có yêu cầu của phía nước ngoài. Bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ và hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong khu vực cảng hàng không, sân bay.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?