Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam, công tác bảo đảm an ninh được quy định như thế nào?
Công tác bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 34 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về công tác bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như sau:
Công tác bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay bố trí đủ lực lượng, trang thiết bị an ninh; thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; hành lý, hàng hóa khi đưa vào khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Thông tư này; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây uy hiếp an ninh, an toàn của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; bố trí lực lượng kiểm soát an ninh hàng không canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang từ khi tàu bay được đưa vào vị trí đỗ chuẩn bị khai thác cho đến khi kết thúc công tác phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang. Trường hợp tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang được bảo dưỡng, sửa chữa tại cơ sở bảo dưỡng, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của cơ sở bảo dưỡng có trách nhiệm kiểm soát người, đồ vật, phương tiện mang lên tàu bay.
2. Trong trường hợp tàu bay chuyên cơ đỗ qua đêm, hãng hàng không phải niêm phong cửa tàu bay và bàn giao cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; công tác bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ hồ sơ tại nơi làm việc của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; khu vực tàu bay đỗ phải đủ cường độ ánh sáng và được bố trí người canh gác hoặc giám sát bằng phương tiện kỹ thuật nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận tàu bay trái phép. Cầu thang, ống lồng, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phối hợp với đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang trước khi đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X hoặc kiểm tra trực quan và chịu sự giám sát an ninh liên tục cho tới khi đưa lên tàu bay; khi đưa xuống tàu bay đồ vật phải được kiểm tra, đối chiếu đồng nhất về số lượng, chủng loại.
5. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an và tổ chức liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát an ninh phù hợp đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ khi ở nước ngoài.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay bố trí đủ lực lượng, trang thiết bị an ninh; thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; hành lý, hàng hóa khi đưa vào khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang.
Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam, công tác bảo đảm an ninh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 35 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về công tác bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam như sau:
Công tác bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam
1. Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam, Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh toàn bộ người, hành lý, hàng hóa, vật phẩm của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không; phối hợp với lực lượng an ninh của đoàn khách chuyên cơ áp tải hành lý ký gửi, hàng hóa từ nơi kiểm tra an ninh tới tàu bay chuyên cơ.
2. Nếu phía nước ngoài có công hàm gửi Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ quan Việt Nam chủ trì đón tiễn hoặc Bộ Ngoại giao có yêu cầu bằng văn bản miễn kiểm tra an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo nội dung công hàm, công văn đề nghị đối với người, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ và triển khai đến Cảng vụ hàng không để thực hiện kiểm tra, giám sát.
3. Nội dung công văn, công hàm đề nghị miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ phải có các thông tin sau: Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, thời gian, địa điểm cất, hạ cánh và nội dung cam kết “Chúng tôi cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về an ninh, an toàn hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ”
4. Nội dung công văn, công hàm đề nghị miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên khoang phải có các thông tin sau: Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, thời gian, địa điểm cất, hạ cánh và nội dung cam kết “Chúng tôi cam kết sẽ đề nghị người được miễn kiểm tra an ninh hàng không không mang theo bất cứ vật, chất cấm lên tàu bay theo quy định của pháp luật Việt Nam và chịu trách nhiệm về cam kết này”.
5. Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận với cơ quan đại diện nước ngoài, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Việt Nam và nước ngoài chủ trì được giao nhiệm vụ phục vụ chuyên cơ của nước ngoài, Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh tăng cường cho tàu bay, đối tượng chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn chuyên cơ nước ngoài tại khu vực cảng hàng không, sân bay
Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam, Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh toàn bộ người, hành lý, hàng hóa, vật phẩm của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không; phối hợp với lực lượng an ninh của đoàn khách chuyên cơ áp tải hành lý ký gửi, hàng hóa từ nơi kiểm tra an ninh tới tàu bay chuyên cơ.
Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam?
Tại Điều 36 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam như sau:
Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam
Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được áp dụng đối với các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam, trừ các quy định tại Điều 4, 5, 6, 10, 11, 12, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 30, 31 và khoản 5 Điều 34 của Thông tư này.
Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được áp dụng đối với các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?