Quy định về trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
- Việc khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Các biểu mẫu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 24 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này đến tất cả các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình.
2. Công an Thành phố chủ trì hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quy chế này tại các cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện nghiêm và đầy đủ các nội dung của Quy chế này, các quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước là tiêu chí đánh giá, nhận xét cuối năm của cán bộ, công chức, viên chức.
Trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương; Công an Thành phố và cán bộ, công chức, viên chức phối hợp thực hiện.
Quy định về trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Tại Điều 25 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý của mình:
a) Báo cáo tổng kết năm năm một lần; báo cáo sơ kết một năm một lần;
b) Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi phát hiện vụ lộ, mất bí mật nhà nước hoặc theo yêu cầu của Bộ Công an, Công an Thành phố;
c) Thời hạn chốt số liệu trong chế độ báo cáo hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
d) Thời hạn gửi báo cáo hằng năm: Các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi về cơ quan cấp trên trực tiếp, đồng gửi Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Công an Thành phố) và cơ quan Công an cùng cấp (nếu có) chậm nhất vào ngày 10 tháng 12.
2. Nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
a) Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;
c) Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả;
d) Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.
3. Công an Thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổng kết năm năm một lần, sơ kết một năm một lần về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố.
+ Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý của mình. Nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước: Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước; Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện; Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả; Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.
+ Công an Thành phố có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổng kết năm năm một lần, sơ kết một năm một lần về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố.
Việc khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Điều 26 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về khen thưởng trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có một trong các thành tích sau sẽ được khen thưởng theo quy định:
1. Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép bí mật nhà nước.
2. Khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm, bảo vệ an toàn bí mật nhà nước.
3. Tìm được tài liệu, vật mang bí mật nhà nước; ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả do việc làm mất, làm lộ, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép bí mật nhà nước do người khác gây ra.
4. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tại Điều 27 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về xử lý vi phạm trong việc bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Xử lý vi phạm
Mọi vi phạm về quy định bảo vệ bí mật nhà nước phải được điều tra, làm rõ. Người có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất, hậu quả, tác hại gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có một trong các thành tích sau sẽ được khen thưởng: Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép bí mật nhà nước. Khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm, bảo vệ an toàn bí mật nhà nước. Tìm được tài liệu, vật mang bí mật nhà nước; ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả do làm mất, làm lộ, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép bí mật nhà nước do người khác gây ra. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Mọi vi phạm về quy định bảo vệ bí mật nhà nước phải được điều tra, làm rõ. Tùy theo tính chất, hậu quả, tác hại gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
Các biểu mẫu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Tại Phụ lục Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 22/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về các biểu mẫu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Mẫu 01 |
Bản cam kết bảo vệ bí mật nhà nước
Mẫu 02
Phiếu đề xuất độ mật của văn bản
Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..................., ngày……tháng…….năm……
BẢN CAM KẾT BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Họ và tên:…………………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………
Quê quán:………………………………………………………………………………………….
Chức vụ:……………………………………………………………………………………………
Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………
Được phân công làm công tác……………………………………………..từ ngày…….. tháng………năm………
Tôi hiểu rằng việc giữ gìn bí mật nhà nước là để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi đã được nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Tôi xin cam kết như sau:
1. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Không để lộ, mất những bí mật nhà nước mà tôi được giao xử lý, bảo quản, lưu trữ.
3. Khi không làm công tác này nữa, tôi cam kết không tiết lộ bí mật nhà nước và sử dụng bí mật bí mật nhà nước với mục đích cá nhân, trái quy định của pháp luật.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai phạm./.
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan,
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Người cam kết
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Mẫu 02
TÊN CƠ QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỘ MẬT CỦA VĂN BẢN(*)
Kính gửi:…………………………………………………………
1. Tên gọi hoặc trích yếu nội dung văn bản: ……………………………………………………
2. Đơn vị chủ trì xây dựng văn bản: ……………………………………………………………..
3. Họ và tên cán bộ soạn thảo văn bản: …………………………………………………………
4. Đề xuất độ mật: ………………………………………………………………………………….
5. Căn cứ đề xuất độ mật:………………..………………………..(ghi rõ Điểm, Khoản, Điều)
6. Được phép hoặc không được phép sao chụp: ………………………………………………
7. Dự kiến số lượng bản phát hành: ……………………………………………………………..
Ý kiến của lãnh đạo phụ trách
Ngày………tháng……năm…….
(Ký tên)
Người soạn thảo
Ngày…….tháng……..năm ……
(Ký tên)
Ý kiến của lãnh đạo duyệt ký
Ngày………tháng……năm…….
(Ký tên)
Các biểu mẫu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm bản cam kết bảo vệ bí mật nhà nước và phiếu đề xuất độ mật của văn bản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?