Thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính sách bảo vệ môi trường như thế nào?
- Chính sách bảo vệ môi trường thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
- Chính sách bảo đảm nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
- Chính sách cơ chế đột phá thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Chính sách bảo vệ môi trường thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Tại tiểu mục 5 Mục III Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2022 quy định chính sách bảo vệ môi trường thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ liên quan và các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, địa điểm đổ, chứa chất nạo vét, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
Thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính sách bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách bảo đảm nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Tại tiểu mục 6 Mục III Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2022 quy định chính sách bảo đảm nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính phù hợp để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét việc bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm để bảo đảm thực hiện các nội dung theo quy hoạch.
Chính sách cơ chế đột phá thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Tại tiểu mục 8 Mục III Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2022 quy định chính sách cơ chế đột phá thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
- Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giúp kết nối hiệu quả giao thông đường thủy nội địa với các cảng biển theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, duy tu, bảo trì bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác.
- Bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa phù hợp tình hình thực tế và khả năng huy động các nguồn lực để đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
- Sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực đường thủy nội địa.
- Sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để duy trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư, gồm: cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng...
- Tiếp tục phân cấp đầu tư, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo yêu cầu của Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?