Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng như thế nào?
- Thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Phát triển nguồn nhân lực thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
- Bảo đảm an sinh xã hội thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2022 thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
- Cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực.
- Tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch.
- Huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong, nước và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai trong thực tế hiệu quả, khả thi.
- Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức liên quan thuộc các đối tác chiến lược của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế như WB, JICA, ADB và các tổ chức khác để thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với đường thủy nội địa.
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá, phí tại cảng thủy nội địa để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng thủy nội địa, tăng tính hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vận tải thủy, thu hút hàng container vận chuyển bằng đường thủy nội địa.
- Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực thủy nội địa (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư các dự án cảng thủy nội địa.
- Sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực đường thủy nội địa gồm: cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng.
- Chú trọng bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa để đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Theo đó, việc thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng như thế nào? (Hình từ Internet)
Phát triển nguồn nhân lực thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục III Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2022 phát triển nguồn nhân lực thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng thủy nội địa; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng thủy nội địa; tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
- Có chính sách thu hút, đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc cho ngành; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng khác theo vị trí việc làm cho công chức, viên chức. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nghiên cứu các đề tài khoa học có nội dung thiết thực với công tác quản lý chuyên ngành về đường thủy nội địa.
- Tiếp tục tổ chức hoặc cử công chức, viên chức tham dự các khoá đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ trong nước và nước ngoài; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành khác tăng cường phát triển nguồn nhân lực đường thủy nội địa, bảo đảm cả về chất lượng cũng như số lượng.
- Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, trình độ cao để tham gia vào việc xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ phức tạp trong phát triển đường thủy nội địa, cảng thủy nội địa, đóng, sửa chữa và khai thác phương tiện thủy nội địa và công trình liên quan.
Việc phát triển nguồn nhân lực thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng thủy nội địa; nghiên cứu thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực liên quan đến quản lý và khai thác cảng thủy nội địa; tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
- Có chính sách thu hút, đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc cho ngành; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng khác theo vị trí việc làm cho công chức, viên chức. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nghiên cứu các đề tài khoa học có nội dung thiết thực với công tác quản lý chuyên ngành về đường thủy nội địa.
Bảo đảm an sinh xã hội thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?
Tại tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2022 bảo đảm an sinh xã hội thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong đầu tư các tuyến kè bảo vệ bờ kết hợp đường dân sinh, các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, kênh phục vụ nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?