Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam, công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu như thế nào?
- Công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam?
- Việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
- Miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với trường hợp nào?
Công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam?
Tại Điều 30 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như sau:
1. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang kiểm tra, giám sát việc bảo đảm chất lượng và an toàn đối với nhiên liệu và quá trình tra nạp nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BGTVT ngày 23/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không (sau đây gọi là Thông tư số 04/2018/TT-BGTVT ngày 23/01/2018).
2. Các đơn vị cung cấp dịch vụ nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ tại Việt Nam phải bảo đảm xe tra nạp nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam phải được kiểm tra, bảo đảm có tình trạng kỹ thuật tốt; phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng phương tiện phê duyệt trong danh sách phương tiện được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.
3. Nhiên liệu trước khi nạp lên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam phải có các xác nhận về chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BGTVT ngày 23/01/2018. Các xác nhận về chất lượng nhiên liệu phải được thủ trưởng hoặc người được ủy quyền của đơn vị cung cấp nhiên liệu và người phụ trách phòng thử nghiệm ký xác nhận và phải còn thời gian hiệu lực.
4. Nhiên liệu còn lại trên tàu bay trước khi tra nạp phải được hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang kiểm tra chất lượng theo tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay; nhiên liệu còn trên tàu bay không đáp ứng yêu cầu phải được rút khỏi tàu bay, thùng chứa nhiên liệu của tàu bay phải được xử lý theo quy định trước khi nạp nhiên liệu mới để bảo đảm nhiên liệu khi được nạp vào tàu bay không bị ảnh hưởng hay thay đổi chất lượng theo tiêu chuẩn.
5. Công tác kiểm tra an ninh đối với phương tiện tra nạp, nhân viên lái xe và những người làm nhiệm vụ khác theo xe tra nạp (nếu có) của đơn vị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam trước khi vào khu bay tại Việt Nam:
a) Xe tra nạp sau khi tiếp nhận nhiên liệu tại kho phải được niêm phong cửa xả, cửa nạp. Trường hợp xe tra nạp nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam đi qua khu vực không phải khu vực hạn chế thì phải bố trí 01 xe theo sau làm nhiệm vụ bảo vệ, có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị tra nạp đi kèm áp tải; xe tra nạp nhiên liệu phải được gắn camera và được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình;
b) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ người đi cùng phương tiện và phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, bảo đảm các cửa xả và cửa nạp của phương tiện tra nạp còn nguyên niêm phong trước khi vào khu vực hạn chế;
c) Đơn vị tra nạp thực hiện đúng quy trình kiểm tra xe tra nạp và quy trình kiểm soát chất lượng nhiên liệu trước khi thực hiện việc tra nạp.
6. Công tác kiểm tra, giám sát an ninh, an toàn trước và trong quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam:
a) Việc tra nạp nhiên liệu lên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang tại Việt Nam được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện cơ quan Cảng vụ; đại diện tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam; đại diện hãng hàng không của Việt Nam có tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang; đại diện người khai thác cảng hàng không, sân bay; đại diện của đơn vị kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; đại diện đơn vị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam; có biên bản ghi nhận do đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện;
b) Việc tra nạp nhiên liệu lên tàu bay tại nước ngoài được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ; nhân sự an ninh chuyên trách của hãng hàng không Việt Nam đi cùng chuyến bay chuyên cơ (nếu có);
c) Tổ giám sát có trách nhiệm: kiểm tra tính hợp pháp của các xác nhận về chất lượng nhiên liệu; kiểm tra niêm phong các cửa xả, nạp của phương tiện tra nạp; giám sát toàn bộ quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay; giám sát việc lấy mẫu và niêm phong mẫu sau khi tra nạp; giám sát việc kiểm tra trực quan đối với nhiên liệu hàng không trước và trong quá trình nạp nhiên liệu theo quy trình tra nạp nhiên liệu trên tàu bay đối với trường hợp việc nạp nhiên liệu được thực hiện tại Việt Nam.
7. Lấy mẫu, lưu trữ mẫu nhiên liệu và các giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam:
a) Trước khi tra nạp, hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải tiến hành lấy mẫu có dung tích tối thiểu là 01 lít nhiên liệu còn lại trên tàu bay và nhiên liệu chứa trên xe tra nạp, niêm phong và lưu mẫu nhiên liệu; vật dụng dùng để lưu mẫu phải đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc quốc tế đối với nhiên liệu hàng không đang hiện hành;
b) Trên mỗi mẫu phải ghi rõ: vật chứa mẫu, số hiệu chuyến bay, số hiệu tàu bay được tra nạp, biển kiểm soát của xe tra nạp, thời gian lấy mẫu, tên người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, tên và chữ ký của người niêm phong và có Biên bản lấy mẫu có chữ ký của người lấy mẫu và người giám sát;
c) Các xác nhận về chất lượng nhiên liệu, mẫu nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang phải được lưu tại đơn vị cung cấp nhiên liệu và người khai thác cảng hàng không nơi nạp nhiên liệu cho đến khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam hạ cánh an toàn ở sân bay đến.
8. Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài, việc bảo đảm an ninh, an toàn nhiên liệu của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang thực hiện theo các quy định tại Điều này.
Theo đó, công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên.
Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam, công tác bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
Tại Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như sau:
1. Hãng hàng không của Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép có trách nhiệm bảo đảm về an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang xuất phát từ Việt Nam; niêm phong và lưu giữ các mẫu suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang ít nhất 24 giờ, kể từ khi đưa suất ăn lên phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp chế biến suất ăn có trách nhiệm phối hợp với hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ thực hiện việc kiểm tra bằng trực quan đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ xuất phát từ Việt Nam trước khi đưa vào dụng cụ chứa đựng suất ăn, niêm phong an ninh dụng cụ chứa đựng suất ăn và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị áp tải suất ăn từ nơi chế biến ra tàu bay.
3. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an tiến hành kiểm nghiệm thức ăn, nước uống phục vụ đối tượng cảnh vệ, nước uống phục vụ đối tượng cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài.
4. Tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay dụng cụ chứa đựng suất ăn cho khách chuyên cơ, chuyên khoang còn nguyên niêm phong an ninh.
Như vậy, Hãng hàng không của Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép có trách nhiệm bảo đảm về an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang xuất phát từ Việt Nam; niêm phong và lưu giữ các mẫu suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang ít nhất 24 giờ, kể từ khi đưa suất ăn lên phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.
Miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với trường hợp nào?
Tại Điều 33 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về các trường hợp miễn kiểm tra an ninh hàng không như sau:
1. Miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với người, hành lý xách tay của đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang quy định tại Điều 4, Nghị định số 96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an trong việc kiểm tra danh sách đối tượng được miễn kiểm tra an ninh hàng không.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?