Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan ra sao?

Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào? Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ra sao? Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp đẩy mạnh việc quản lý, điều hành tài chính ngân sách theo trung hạn thế nào? Mong nhận được sự hỗ trợ!

Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như thế nào?

Căn cứ tiết c tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 như sau:

c) Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan
Hoàn chỉnh thể chế quản lý thuế, hải quan theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, quản lý hải quan trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, chống thất thoát, gian lận thuế; tăng cường công tác chống chuyển giá và quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và nền kinh tế số; đồng thời, thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện theo mức độ tuân thủ của từng nhóm người nộp thuế và phù hợp với yêu cầu của Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo an ninh kinh tế và an toàn xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường cải cách thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giảm chi phí tuân thủ thuế của người dân và doanh nghiệp.

Theo đó, giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan ra sao?

Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan ra sao? (Hình từ Internet)

Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ra sao?

Theo tiết a tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội như sau:

a) Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, ưu tiên nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của nhà nước phục vụ các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện vai trò dẫn dắt, vốn mồi của nguồn lực ngân sách nhà nước, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội; thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường. Giai đoạn 2022 - 2023, tập trung bố trí vốn cho các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết có tính lan tỏa, tác động nhanh đến phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa bàn để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, đẩy mạnh cơ chế khoán, đấu thầu, đặt hàng; tăng cường phân cấp, trao quyền tự chủ, khuyến khích sử dụng nguồn lực phù hợp với đặc thù của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Tăng cường nguồn lực chi đầu tư phát triển con người nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo nguồn lực tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế như trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số... phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ theo hướng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và cơ chế khoán đến sản phẩm cuối cùng.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội về tài chính để phát triển một số lĩnh vực khoa học và công nghệ có thế mạnh và có vai trò quan trọng đối với đất nước đạt trình độ quốc tế. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc xây dựng một số tổ chức nghiên cứu và phát triển đạt trình độ hiện đại, tiên tiến, nhất là các tổ chức khoa học và công nghệ đầu ngành có tiềm năng để thúc đẩy quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

Như vậy, chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được quy định như trên.

Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp đẩy mạnh việc quản lý, điều hành tài chính ngân sách theo trung hạn thế nào?

Tại tiết b tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 quy định về Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp đẩy mạnh việc quản lý, điều hành tài chính ngân sách theo trung hạn như sau:

b) Đẩy mạnh việc quản lý, điều hành tài chính ngân sách theo trung hạn
Thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước trong phạm vi nguồn lực, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch nợ công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn; thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thông lệ quốc tế.
Xây dựng và thực hiện cam kết chi đảm bảo việc bố trí nguồn lực tập trung, tránh dàn trải, phục vụ hiệu quả công tác lập, quyết định dự toán, quyết toán và kiểm toán ngân sách nhà nước của các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trân trọng!

Chiến lược tài chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chiến lược tài chính
Hỏi đáp pháp luật
Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính đồng bộ, hiện đại, minh bạch và bền vững trong Chiến lược tài chính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong Chiến lược tài chính có giải pháp tăng cường hiệu quả hợp tác tài chính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quan điểm của Chiến lược tài chính đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chiến lược tài chính đến năm 2030 có các bước đột phá chiến lược tài chính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước và quản lý hải quan ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Chiến lược tài chính đến năm 2030 có giải pháp tăng cường đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chiến lược tài chính
Tạ Thị Thanh Thảo
1,017 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chiến lược tài chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiến lược tài chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào