Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, công tác chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay như thế nào?
- Công tác chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang được quy định như thế nào?
- Công tác quản lý danh mục tàu bay, động cơ tàu bay chuyên cơ và danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam như thế nào?
- Thông báo tin tức hàng không trong quy trình quản lý, điều hành hoạt động của tàu bay chuyên cơ như thế nào?
Công tác chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về công tác chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như sau:
1. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phục vụ chuyến bay chuyên cơ bảo đảm an toàn, an ninh và lịch trình cất hạ cánh cho tàu bay chuyên cơ của Việt Nam trong cả quá trình thực hiện; phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao, Cục Hàng không Việt Nam và đơn vị làm công tác tiền trạm để lên phương án phục vụ tại sân bay nước ngoài.
2. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang chủ trì hướng dẫn, duy trì trật tự trên tàu bay chuyên cơ khi có tùy tùng và các đối tượng khác trên chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang cùng với đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
3. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phục vụ chuyên cơ bảo đảm an toàn, an ninh cho hàng hóa, hành lý, tài liệu và tài sản của đoàn khách chuyên cơ.
4. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ ở nước ngoài theo quy định của Luật cảnh vệ năm 2017.
5. Đối với chuyến bay chuyên khoang, hãng hàng không của Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phục vụ khách chuyên khoang thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách chuyên khoang; không vận chuyển hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước, người bị bắt theo quyết định truy nã, người mất khả năng làm chủ hành vi và hàng nguy hiểm theo quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trên chuyến bay chuyên khoang.
6. Hãng hàng không của Việt Nam có trách nhiệm bố trí ghế ngồi trên tàu bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ.
7. Hãng hàng không của Việt Nam nhận đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay quốc tế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 5 Nghị định số 96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, tổ chức đánh giá khả năng tiếp thu, bảo đảm an ninh, an toàn của sân bay dự kiến hạ cánh ở nước ngoài và tổ chức đoàn công tác để triển khai các công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ.
8. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang xây dựng quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang và phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
Theo đó, công tác chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang được quy định theo pháp luật nêu trên.
Đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, công tác chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác quản lý danh mục tàu bay, động cơ tàu bay chuyên cơ và danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 23 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về công tác quản lý danh mục tàu bay, động cơ tàu bay chuyên cơ và danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam như sau:
1. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam lập, quản lý, thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không:
a) Danh mục tàu bay, động cơ lắp trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang Việt Nam đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này;
b) Danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay được phép thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 10, 11, 12 và 21 của Thông tư này.
2. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan danh sách cán bộ, nhân viên của hãng hàng không, tổ bay, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên hướng dẫn chất xếp, nhân viên cân bằng trọng tải, nhân viên điều phái phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam trước khi thực hiện việc đưa khách lên tàu bay.
Như vậy, Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam lập, quản lý, thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không:
- Danh mục tàu bay, động cơ lắp trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang Việt Nam đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này;
- Danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay được phép thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 10, 11, 12 và 21 của Thông tư này.
Thông báo tin tức hàng không trong quy trình quản lý, điều hành hoạt động của tàu bay chuyên cơ như thế nào?
Tại Điều 24 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có quy định về thông báo tin tức hàng không trong quy trình quản lý, điều hành hoạt động của tàu bay chuyên cơ như sau:
1. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm:
a) Trung tâm Quản lý luồng không lưu thực hiện thông báo đến các đơn vị liên quan về kế hoạch bay chuyên cơ và các sửa đổi, bổ sung có liên quan;
b) Trung tâm thông báo tin tức hàng không thực hiện phát NOTAM về việc hạn chế khai thác tại các Cảng hàng không khi nhận được kế hoạch bay chuyên cơ từ Trung tâm quản lý luồng không lưu, bao gồm cả kế hoạch bay sửa đổi và bổ sung.
2. Khi giờ cất, hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự kiến trong kế hoạch bay không lưu quá 10 phút thì xử lý như sau:
a) Đối với chuyến bay đến: Công ty quản lý bay khu vực có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không, Trung tâm Quản lý luồng không lưu; Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Trung tâm thông báo tin tức hàng không để phát hành NOTAM sửa đổi, thay thế; người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng không và người khai thác tàu bay;
b) Đối với chuyến bay đi: Hãng hàng không của Việt Nam có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không; người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng không, Công ty quản lý bay khu vực, Trung tâm quản lý luồng không lưu; Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Trung tâm thông báo tin tức hàng không để phát NOTAM về vấn đề này;
c) Các đơn vị có liên quan đến công tác phục vụ chuyên cơ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện công tác phục vụ chuyên cơ theo kế hoạch điều chỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?