-
Vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Đỗ xe trước cổng bệnh viện bị phạt có đúng không?
Có bị phạt nếu đỗ xe trước cổng bệnh viện không?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Đồng thời, theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
Theo quy định này, trường hợp đỗ xe ô tô trước cổng bệnh viện cũng được xác định là đỗ xe trước cổng của trụ sở cơ quan, tổ chức. Do đó, việc tài xế lái xe bị phạt vì hành vi đỗ xe tại nơi không được đỗ là hoàn toàn phù hợp.
Cụ thể, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đỗ xe ô tô tại vị trí quy định được phép đỗ xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Đỗ xe trước cổng bệnh viện bị phạt có đúng không? (Hình từ Internet)
Có được đỗ ô tô tại đường 1 chiều hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt.
...
Như vậy, đối với đường một chiều thì xe ô tô vẫn được đỗ. Tuy nhiên, phải đỗ xe về bên phải của đường theo quy định.
Ô tô có bắt buộc phải chèn bánh khi đỗ trên đường dốc không?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Như vậy, đối với phương tiện ô tô khi đỗ trên đoạn đường dốc thì bắt buộc phải chèn bánh để đảm bảo an toàn.
Dừng xe có khác với đỗ xe hay không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
Trên đây là khái niệm về việc dừng xe và đỗ xe theo quy định pháp luật hiện hành.
Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi
- Có phải mọi khoản chi trên 20 triệu đồng muốn đưa vào chi phí được trừ thì doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng?
- Doanh nghiệp thành lập mới trong khu kinh tế, khu công nghệ cao thì có được hưởng ưu đãi thuế TNDN từ địa bàn không?
- Bên thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bên công ty tự khấu trừ tiền lương của người lao động do không thi hành việc cấp dưỡng nuôi con không?
- Tiền đặt trước trong đấu giá của tổ chức đấu giá và người có tài sản là giá trị tài sản đấu giá được thẩm định trước?
- Đất không có sổ đỏ được chia thừa kế không? Đất không có sổ đỏ chia thừa kế như thế nào?