Phối hợp công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa, tàu biển, hành khách, thuyền viên, hành lý của hành khách, thuyền viên xuất nhập cảnh như nào?
- Phối hợp công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa, tàu biển, hành khách, thuyền viên, hành lý của hành khách, thuyền viên xuất nhập cảnh?
- Phối hợp kiểm tra, giám sát và xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng thủy nội địa?
- Phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan tại cảng biển, cảng thủy nội địa?
Phối hợp công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa, tàu biển, hành khách, thuyền viên, hành lý của hành khách, thuyền viên xuất nhập cảnh?
Tại khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành khách, thuyền viên, hành lý của hành khách, thuyền viên xuất cảnh, nhập cảnh, theo đó:
Căn cứ tình hình thực tế tại địa bàn, yêu cầu nhiệm vụ, quy trình nghiệp vụ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chủ trì tổ chức phối hợp với Giám đốc Cảng vụ Hàng hải hoặc Giám đốc cảng đường thủy nội địa, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng thủy nội địa và thủ trưởng các lực lượng giám sát khác tại khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa để thực hiện:
+) Xây dựng kế hoạch phối hợp hàng năm về kiểm soát, giám sát đối với khu vực vùng nước trước cảng, khu vực neo đậu tầu, khu vực cách ly, khu vực cầu cảng bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách, khu vực kho bãi con ten nơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, khu vực các đường vận chuyển, cổng ra vào cảng, khu vực nhà xưởng kho sửa chữa, bảo dưỡng tầu nước ngoài bao gồm:
++) Mục tiêu, phạm vi phối hợp kiểm tra, giám sát, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn lậu và gian lận thương mại; vi phạm bảo vệ cảng, bảo vệ môi trường và cộng đồng, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong địa bàn quản lý;
++) Biện pháp thực hiện Kế hoạch;
++) Đảm bảo tận dụng các trang thiết bị, phương tiện sẵn có;
++) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ.
+) Kiểm tra, giám sát tàu xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh:
++) Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan, an ninh an toàn hàng hải;
++) Thông báo kịp thời thông tin vi phạm liên quan đến pháp luật hải quan hoặc hàng hải đối với thủy thủ và nhân viên trên tầu đang neo đậu tại cảng;
++) Cách thức xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính, hình sự;
++) Nội quy làm việc đối với nhân viên phục vụ (vệ sinh, thợ máy, tiếp liệu, bốc xếp, lái xe...) và bảo vệ an ninh khi tầu neo đậu;
++) Quy trình nghiệp vụ cung ứng xăng dầu, lương thực, thực phẩm, vật dụng, hàng hóa đưa ra, đưa vào tầu.
+) Kiểm tra, giám sát các trường hợp đặc biệt:
++) Các trường hợp giám sát đặc biệt bao gồm tàu, hành khách là đối tượng đang cất giấu, vận chuyển hành lý, hàng hóa có chứa hàng hóa vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hạn chế; tầu và hành khách đi từ các vùng có yêu cầu giám sát dịch bệnh, các trường hợp vì lý do an ninh, an toàn hàng hải, bảo vệ cộng đồng, an ninh quốc gia;
++) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và Giám đốc Cảng vụ Hàng hải hoặc Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng thủy nội địa tùy theo quy định thẩm quyền bảo mật thông tin, chức năng, nhiệm vụ và thực tế địa bàn, thực hiện phối hợp với nhau và phối hợp với các lực lượng giám sát khác tại khu vực cảng biển và cảng thủy nội địa để có phương án kiểm tra, giám sát. Phương án kiểm tra, giám sát bao gồm:
+++) Kế hoạch giám sát các khu vực trọng điểm gồm khu vực neo đậu tầu trọng điểm; đường dẫn hành khách trọng điểm; khu vực nhận trả đưa ra vào của hành lý hoặc hàng hóa trọng điểm;
+++) Phối hợp bố trí phân công, nhân lực, ca trực, phương tiện trang thiết bị sử dụng khi cần thiết;
+++) Cách thức phối hợp trong áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, Điều tra, xử lý vi phạm;
+++) Trường hợp có nghi vấn hiện tượng tiêu cực trong nội bộ hay gây cản trở, báo cáo lãnh đạo cấp trên để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo.
+) Giám sát các phương tiện vận tải phục vụ, người Điều khiển, nhân viên phục vụ hoạt động trong khu vực hạn chế
Giám đốc Cảng vụ Hàng hải hoặc Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng thủy nội địa phối hợp với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan kiểm tra, giám sát giám sát phương tiện vận tải phục vụ hoạt động trong khu vực hạn chế bao gồm:
++) Thông báo danh sách phương tiện vận tải phục vụ hoạt động trong khu vực hạn chế (bao gồm số lượng, chủng loại, biển giám sát, phạm vi hoạt động và thời gian hoạt động); danh sách các người Điều khiển và phục vụ trên các phương tiện vận tải phục vụ hoạt động trong khu vực hạn chế; danh sách nhân viên làm việc, phục vụ trong khu vực này;
++) Cách thức kiểm tra, giám sát;
+) Giám sát hàng hóa đưa ra, vào và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong phạm vi địa bàn quản lý hải quan
++) Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng đường thủy nội địa thông báo cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan danh sách các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu cách ly, khu vực hạn chế, kho bãi, nhà xưởng;
++) Giám đốc Cảng vụ Hàng hải hoặc Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng thủy nội địa và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phối hợp kiểm tra, giám sát và giám sát hàng hóa đưa ra, vào các khu vực trên; doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo đúng các quy định; thông báo kịp thời các thay đổi như doanh nghiệp mới, mở rộng kinh doanh, thay đổi ngành hàng.
Phối hợp công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa, tàu biển, hành khách, thuyền viên, hành lý của hành khách, thuyền viên xuất nhập cảnh như nào? (Hình từ Internet)
Phối hợp kiểm tra, giám sát và xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng thủy nội địa?
Theo khoản 5 Điều 12 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định phối hợp kiểm tra, giám sát và xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cụ thể như sau:
Giám đốc Cảng vụ Hàng hải hoặc Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng thủy nội địa và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phối hợp tổ chức thực hiện:
+) Các biện pháp tổ chức, triển khai hướng dẫn và đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi bố trí sắp xếp khu vực kho bãi để lưu giữ, theo dõi, định kỳ báo cáo, phân loại và xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định của pháp luật;
+) Các biện pháp kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu các ùn tắc do việc chậm xử lý hàng tồn đọng tại cảng, bao gồm các biện pháp cưỡng chế doanh nghiệp kinh doanh kho bãi không thực hiện đúng các quy định pháp luật về xử lý hàng tồn đọng tại cảng.
Phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan tại cảng biển, cảng thủy nội địa?
Căn cứ khoản 6 Điều 12 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan, theo đó:
Giám đốc Cảng vụ Hàng hải hoặc Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng thủy nội địa và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phối hợp tổ chức thực hiện:
+) Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan Hải quan;
+) Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi;
+) Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;
+) Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi;
+) Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan; Trường hợp những lô hàng vi phạm hải quan cần có sự giám sát chặt chẽ thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan bàn giao cho Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng biển hoặc Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh cảng thủy nội địa phối hợp chịu trách nhiệm quản lý nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan.
+) Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan Hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan qua hệ thống mạng;
+) Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?