-
Hàng không dân dụng
-
Cảng hàng không
-
Cảng vụ hàng không
-
Sân bay
-
Mở cảng hàng không
-
Đóng tạm thời cảng hàng không
-
Quy hoạch cảng hàng không
-
Khai thác cảng hàng không
-
Đăng ký cảng hàng không
-
Khu vực lân cận cảng hàng không
-
Phân loại cảng hàng không
-
Đóng cảng hàng không
-
Chuyển cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế
-
Đầu tư xây dựng cảng hàng không
-
Tàu bay
-
An ninh hàng không
-
Nhân viên hàng không
-
Cửa khẩu đường hàng không
-
Thanh tra hàng không
-
Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng
-
Hoạt động bay
-
Chính sách phát triển hàng không dân dụng
Tại cảng hàng không việc kiểm tra, giám sát đối với hành lý, hàng hóa không người nhận, bỏ quên, nhầm lẫn thất lạc như thế nào?
- Kiểm tra, giám sát đối với hành lý, hàng hóa không người nhận, bỏ quên, nhầm lẫn thất lạc tại cảng hàng không?
- Giám sát các phương tiện vận tải, người Điều khiển, nhân viên hoạt động phục vụ trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không?
- Giám sát hàng hóa đưa ra, vào, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu vực hạn chế hải quan tại cảng hàng không?
Kiểm tra, giám sát đối với hành lý, hàng hóa không người nhận, bỏ quên, nhầm lẫn thất lạc tại cảng hàng không?
Tại khoản 5 Điều 11 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định kiểm tra, giám sát đối với hành lý, hàng hóa không người nhận, bỏ quên, nhầm lẫn thất lạc, theo đó:
Giám đốc Cảng vụ Hàng không, Giám đốc Cảng hàng không và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thống nhất tổ chức thực hiện các quy định sau:
+) Hành lý không người nhận, bỏ quên, nhầm lẫn thất lạc phải được kiểm tra chung qua soi chiếu trước khi đưa vào khu vực lưu trữ để xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng không, an ninh hàng không thực hiện kiểm tra qua máy soi;
+) Trường hợp qua soi chiếu chung phát hiện hàng hóa, hành lý có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải kiểm tra trực tiếp, công chức hải quan và nhân viên an ninh hàng không lập danh sách các hành lý, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, ghi rõ dấu hiệu, số hiệu kiện, tên chủ hành lý, số hiệu chuyến bay và ký xác nhận, niêm phong hải quan các hàng hóa, hành lý nghi vấn và ký xác nhận, niêm phong hải quan các hàng hóa, hành lý này giao đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà ga hàng không quản lý để mời chủ hàng hóa, hành lý đến mở kiểm tra thực tế theo quy định của pháp luật;
+) Việc kiểm tra thực tế hàng hóa, hành lý trong trường hợp vắng mặt chủ hàng hóa, hành lý được thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan và an ninh hàng không.
Tại cảng hàng không việc kiểm tra, giám sát đối với hành lý, hàng hóa không người nhận, bỏ quên, nhầm lẫn thất lạc như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám sát các phương tiện vận tải, người Điều khiển, nhân viên hoạt động phục vụ trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không?
Theo khoản 6 Điều 11 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định giám sát các phương tiện vận tải, người Điều khiển, nhân viên hoạt động phục vụ trong khu vực hạn chế, cụ thể như sau:
Giám đốc Cảng Hàng không phối hợp với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải hoạt động trong khu vực hạn chế theo các nội dung sau:
+) Thông báo danh sách phương tiện vận tải hoạt động trong khu vực hạn chế (bao gồm số lượng, chủng loại, biển kiểm soát, phạm vi hoạt động và thời gian hoạt động); danh sách người Điều khiển và phục vụ trên các phương tiện vận tải hoạt động trong khu vực hạn chế; danh sách nhân viên làm việc, phục vụ trong khu vực này;
Và thông báo cho nhau kịp thời các vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật hàng không trong việc kiểm tra, giám sát các đối tượng hoạt động trong khu vực hạn chế này.
+) Thống nhất cách thức kiểm tra, giám sát của các bên.
Hình thức, nội dung thông tin cung cấp, chia sẻ sẽ được cơ quan hải quan và Cảng hàng không trao đổi và thống nhất cụ thể bằng biên bản ghi nhớ hoặc quy chế phối hợp.
Giám sát hàng hóa đưa ra, vào, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu vực hạn chế hải quan tại cảng hàng không?
Căn cứ khoản 7 Điều 11 Thông tư liên tịch 63/2016/TTLT-BTC-BGTVT quy định giám sát hàng hóa đưa ra, vào, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu vực hạn chế, cách ly, khu vực kho bãi, nhà xưởng sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, khu vực cổng ra, vào, phạm vi địa bàn quản lý hải quan, theo đó:
+) Giám đốc Cảng Hàng không thông báo cho Chi cục Hải quan danh sách các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu cách ly, khu vực hạn chế, kho bãi, nhà xưởng;
+) Giám đốc Cảng Hàng không và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phối hợp kiểm tra, giám sát và giám sát hàng hóa đưa ra, vào các khu vực trên; giám sát các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh;
Thông báo kịp thời các thay đổi như doanh nghiệp mới, mở rộng kinh doanh, thay đổi ngành hàng; thông báo kịp thời các vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật hàng không của doanh nghiệp hoạt động trong tại khu vực trên.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Hồ sơ đăng ký thường trú trong trường hợp công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm những giấy tờ nào?
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện nào? Đất để phát triển nhà ở xã hội bao gồm những nhóm đất nào?
- Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đăng ký thường trú trong trường hợp vợ về ở với chồng gồm các tài liệu gì? Thời hạn đăng ký thường trú có lâu không?
- Dịch vụ kiến trúc bao gồm các loại nào? Điều kiện để hành nghề kiến trúc đối với tổ chức là gì?