-
Viên chức
-
Hợp đồng làm việc
-
Chức danh nghề nghiệp viên chức
-
Đánh giá viên chức
-
Lương viên chức
-
Thăng hạng viên chức
-
Viên chức quản lý
-
Tuyển dụng viên chức
-
Xử lý kỷ luật đối với viên chức
-
Biệt phái viên chức
-
Chế độ nghỉ hưu của viên chức
-
Chế độ thôi việc của viên chức
-
Tinh giản biên chế viên chức
-
Đào tạo bồi dưỡng viên chức
-
Thay đổi vị trí việc làm của viên chức
-
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội
Có được mặc váy ngắn trên đầu gối khi đi làm đối với nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan không?
Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được mặc váy ngắn trên đầu gối khi đi làm không?
Tại Điều 16 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành hải quan ban bành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mặc thường phục dân sự, cụ thể như sau:
Quy định về mặc thường phục dân sự
Công chức, viên chức, người lao động tại điểm c, d, e, g khoản 3 Điều 2 Quy chế này khi mặc thường phục phải đảm bảo các quy định sau:
1. Mang mặc trang phục công sở, lịch sự, gọn gàng, cài đủ cúc, khóa, sử dụng quần âu dài, nữ mặc váy dài quá đầu gối, giày dép có cài quai hậu.
2. Tuyệt đối không mặc quần áo vải mỏng, sặc sỡ, quần bò, quần bó sát, áo sát nách, váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối hoặc những trang phục thiếu lịch sự khác.
Như vậy, nghiêm cấm nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan không mặc quần áo vải mỏng, sặc sỡ, quần bò, quần bó sát, áo sát nách, váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối hoặc những trang phục thiếu lịch sự khác.
Với trường hợp của bạn, khi vào công tác ở trong đơn vị Hải quan bạn sẽ không được phép mặc váy ngắn trên đầu gối mà phải mặc trang phục công sở, lịch sự, gọn gàng, cài đủ cúc, khóa, sử dụng quần âu dài, nữ mặc váy dài quá đầu gối, giày dép có cài quai hậu.
Có được mặc váy ngắn trên đầu gối khi đi làm đối với nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan không? (Hình từ Internet)
Nữ viên chức công tác trong ngành Hải quan có được phép bán trang phục khi dư hay không?
Theo Điều 17 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành hải quan ban bành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định quản lý trang phục, như sau:
Quản lý trang phục
1. Công chức, viên chức, người lao động khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Nghiêm cấm cho, mượn, đổi, bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi hải quan hiệu, cấp hiệu, biển tên, phù hiệu, mũ kêpi đã cấp.
3. Công chức, viên chức, người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.
Theo đó, khi đang công tác trong ngành Hải quan thì bạn không được phép bán trang phục được cấp dư với người ngoài ngành Hải quan.
Lễ phục trong ngành Hải quan được sử dụng như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành hải quan ban bành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về sử dụng lễ phục, theo đó:
- Lễ phục được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
+) Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của các tổ chức chính trị-xã hội.
+) Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cuộc hội đàm, đón tiếp khách quốc tế (khi có yêu cầu).
+) Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (khi có yêu cầu).
+) Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị; sự kiện quan trọng cấp tỉnh trở lên.
+) Dự lễ tang cấp nhà nước (khi có yêu cầu).
- Khi mang, mặc lễ phục, người sử dụng phải mặc đồng bộ theo mẫu số 01 đính kèm Quy chế này gồm: áo lễ phục, áo sơ mi trắng, quần lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, cà vạt, giày da đen, găng tay trắng (khi cần), tất chân, mũ kê pi lễ phục, thắt lưng, biển tên theo quy định. Trên ngực trái lễ phục được đeo Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Huy hiệu... (nếu có) do Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng thưởng.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
- Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân đi qua lãnh hải Việt Nam là những hành vi nào?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra là những hành vi nào?
- Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc góp vốn thành lập công ty phải tuân thủ quy tắc nào?