Những chức danh nào trên thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan?

Thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan bao gồm những chức danh nào? Thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường thủy nội địa như thế nào? Trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường biển thuyền viên đảm nhiệm chức danh như thế nào?

Thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan bao gồm những chức danh nào?

Tại khoản 1 Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kem theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan bao gồm những chức danh sau:

Thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan: Bao gồm các chức danh: Thuyền trưởng, Phó thuyền trưởng, máy trưởng, máy hai, thợ máy, thợ điện, thủy thủ.

chức danh thuyền viên

Những chức danh nào trên thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan? (Hình từ Internet)

Thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường thủy nội địa như thế nào?

Tại điểm a khoản 2 Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kem theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường thủy nội địa như sau:

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:

+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn;

+ Phương tiện không thuộc điểm trên lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 100 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:

+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn;

+ Phương tiện không thuộc điểm trên lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:

+ Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn;

+ Phương tiện không thuộc điểm trên lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện.

- Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.

- Thuyền viên có bằng thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh phó thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thủy thủ.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại phương tiện.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh thợ máy.

- Thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện.

- Thuyền viên có chứng chỉ thợ máy được đảm nhiệm chức danh thợ máy của các loại phương tiện.

- Người có chứng chỉ lái phương tiện được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người hoặc bè.

- Người điều khiển phương tiện cao tốc, phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng, dầu, hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ, quy định theo chức danh, phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tương ứng.

Trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường biển thuyền viên đảm nhiệm chức danh như thế nào?

Tại điểm b khoản 2 Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan ban hành kem theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan đường biển thuyền viên đảm nhiệm chức danh như sau:

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 50 GT trở xuống.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại tàu có tổng dung tích toàn tàu từ 3000 GT trở lên.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại tàu được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh phó thuyền trưởng của loại tàu được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW trở xuống.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 KW.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại tàu biển được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy hai của loại tàu biển được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng.

Trân trọng!

Kiểm soát hải quan
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm soát hải quan
Hỏi đáp pháp luật
Những chức danh nào trên thuyền viên trên tàu, thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan?
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có chức trách như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu phẩm chất đạo đức đối với Phó thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Máy trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có nhiệm vụ là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của Máy hai trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thợ máy trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát hải quan có chức trách như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm soát hải quan
1,167 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm soát hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào