Có được cư trú tại xã khu vực biên giới đất liền đối với người được hưởng án treo không?
Người được hưởng án treo có được cư trú tại xã khu vực biên giới đất liền không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định cư trú ở khu vực biên giới đất liền như sau:
1. Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
a) Cư dân biên giới;
b) Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền.
2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
a) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
b) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
c) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
d) Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
đ) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều này;
Các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này không áp dụng đối với cư dân biên giới.
Như vậy, anh chấp hành án treo thuộc đối tượng vẫn được cư trú ở khu vực biên giới đất liền theo quy định trên. Do đó, anh có thể về nhà mình ở xã khu vực biên giới đất liền để chấp hành án treo.
Có được cư trú tại xã khu vực biên giới đất liền đối với người được hưởng án treo không? (Hình từ Internet)
Người đang được hưởng án treo có được đi vào khu vực biên giới đất liền không?
Theo Điều 6 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định đi vào khu vực biên giới đất liền như sau:
1. Đối với công dân Việt Nam
Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người nước ngoài
a) Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy phép của cơ quan Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an tỉnh biên giới đất liền nơi đến cấp;
b) Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức chủ quản; cán bộ đi cùng phải có giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, đồng thời cơ quan, tổ chức phải thông báo cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ;
c) Trường hợp người nước ngoài đi trong các đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới đất liền, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời hoặc làm việc với Đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết, đồng thời cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn.
3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới đất liền:
Những người không thuộc trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này và những người quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, người đang chấp hành án treo ở huyện khác không phải khu vực biên giới, không phải cư dân khu vực biên giới sẽ không được đi vào khu vực biên giới đất liền theo quy định.
Người Việt ở qua đêm tại vành đai biên giới phải thông báo cho cơ quan nào?
Tại Điều 7 Nghị định 34/2014/NĐ-CP quy định hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới đất liền như sau:
1. Công dân Việt Nam (trừ cư dân biên giới) và người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.
2. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới đất liền phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
3. Hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực cửa khẩu và các khu kinh tế khác được mở ra trong khu vực biên giới đất liền thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khu vực đó và quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Các hoạt động khác trong khu vực biên giới đất liền thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó và tuân theo quy định tại Nghị định này.
5. Cư dân biên giới của nước láng giềng hoạt động trong khu vực biên giới đất liền Việt Nam thực hiện theo hiệp định về quy chế biên giới hai nước đã ký kết và quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, người Việt ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?