Trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì bài giảng khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung ra sao?

Cho hỏi trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì bài giảng Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung ra sao?- Thắc mắc của chú Tài (Bình Định)

Bài giảng Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng được soạn thế nào?

Căn cứ Bài 1 Mục II Những nội dung cần chú ý khi giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 quy định về hướng dẫn soạn bài giảng Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

Cấu trúc bài giảng

Nội dung


Bài 1: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam



I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - Bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam

1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Nêu được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam từ năm 1858 đến trước khi thành lập Đảng.

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời

Nêu được một số phong trào tiêu biểu của nhân dân Việt Nam đứng lên chống Thực dân Pháp trước khi thành lập Đảng.


3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước

Khái quát những mốc thời gian cơ bản đánh dấu tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.


4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nêu được tình hình đất nước trước Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng; nêu được Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng.


II. Thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giới thiệu được 3 cao trào của cách mạng tháng Tám (1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945)

2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975)

- Giới thiệu được những nội dung cốt lõi về sự Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn (1945- 1946).

- Giới thiệu được những nội dung cốt lõi về sự Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn (1946 - 1954).

- Giới thiệu được những nội dung cốt lõi về sự Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn (1954 - 1975).


3. Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1975 đến nay)

Giới thiệu được những nét cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI - XIII, đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển 2011).


III. Những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phân tích được 4 giá trị truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì bài giảng khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung ra sao?

Trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì bài giảng khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung ra sao? (Hình từ Internet)

Bài giảng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng có nội dung ra sao?

Căn cứ Bài 2 Mục II Những nội dung cần chú ý khi giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 quy định về hướng dẫn soạn bài giảng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:

Cấu trúc bài giảng

Nội dung


Bài 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội



A. Cương lĩnh của Đảng qua các thời kỳ

I. Cương lĩnh

1. Cương lĩnh là gì

Nêu và phân tích khái niệm Cương lĩnh.

2. Tính chất của cương lĩnh

Nêu được tính, chất của cương lĩnh: là một bản tuyên ngôn, là văn bản “pháp lý” cao nhất của đảng, là văn bản có tính chiến lược lâu dài, là cơ sở của công tác xây dựng và phát triển đảng.


II. Cương lĩnh của Đảng qua các thời kỳ

1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Giới thiệu được những nội dung chính trong bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

2. Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930)

Giới thiệu được những nội dung chính trong bản Luận cương chánh trị (tháng 10/1930).


3. Chính cương Đảng lao động Việt Nam (tháng 2/1951)

Giới thiệu được những nội dung chính trong bản Chánh cương (tháng 2/1951).


4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991)

Giới thiệu được những nội dung chính trong bản Cương lĩnh 1991.


5. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)

Giới thiệu được những nội dung chính trong bản Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011.


B. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)

I. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm

1. Những thắng lợi vĩ đại

Nếu được những thắng lợi sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991.

2. Những bài học kinh nghiệm

Phân tích được 5 bài học kinh nghiệm của 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991.


II. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

1. Bối cảnh quốc tế

Nêu được những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới và khu vực; tình hình các nước XHCN, phong trào cộng sản và cánh tả; tình hình TBCN và các nước phát triển.

2. Đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng

Phân tích 8 đặc trưng về xã hội XHCN được nêu trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011.


3. Mục tiêu và phương hướng

Nêu mục tiêu và phương hướng trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011, đặc biệt là mục tiêu, phương hướng phát triển đất nước trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.


III. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại

1. Định hướng phát triển kinh tế

Nêu được những định hướng phát triển quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất theo tinh thần Đại hội XIII.

2. Định hướng phát triển về lĩnh vực văn hóa, xã hội

Nêu được những định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người, phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, công tác bảo vệ môi trường, chính sách xã hội, xây dựng các giai tầng trong xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.


3. Định hướng phát triển quốc phòng, an ninh

Giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh và đường lối xây dựng nền quốc phòng, an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.


4. Định hướng công tác đối ngoại

Nêu được những định hướng trong công tác đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.


IV. Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng

1. Đảng Cộng sản Việt Nam

Nêu được định nghĩa về Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó phân tích những nội dung trong phương thức lãnh đạo của Đảng.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nêu rõ những đặc điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.


3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Giới thiệu vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước.


Bài giảng Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng có nội dung thế nào?

Căn cứ Bài 3 Mục II Những nội dung cần chú ý khi giảng các bài trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng Hướng dẫn 61-HD/BTGTW năm 2022 quy định về hướng dẫn soạn bài giảng Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

Cấu trúc bài giảng

Nội dung


Bài 3: Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam



I. Giới thiệu khái quát về Điều lệ Đảng

1. Điều lệ Đảng là gì?

Giới thiệu được mục đích của Điều lệ Đảng, phương thức ban hành Điều lệ Đảng.

2. Đặc điểm của Điều lệ Đảng

Nêu những đặc điểm của Điều lệ Đảng theo Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 về thi hành Điều lệ Đảng.


II. Cấu trúc của Điều lệ Đảng

1. Phần mở đầu

Giới thiệu cấu trúc của Điều lệ Đảng

2. Các chương của Điều lệ Đảng

Giới thiệu tên chương, nội dung chính của chương trong Điều lệ Đảng.


III. Một số nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng

1. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng

Giới thiệu bản chất của giai cấp công nhân được quy định trong Điều lệ Đảng.

2. Nhiệm vụ và quyền của đảng viên

Giới thiệu nhiệm vụ và quyền của đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng.


3. Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng

Giới thiệu nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng được quy định trong Điều lệ Đảng.


4. Hệ thống tổ chức của Đảng

Giới thiệu hệ thống tổ chức của Đảng được quy định trong Điều lệ Đảng.


5. Khen thưởng và kỷ luật trong Đảng

Giới thiệu khen thưởng, kỷ luật được quy định trong Điều lệ Đảng.


Trân trọng!

Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng để làm gì? Những yêu cầu cần đạt khi học bồi dưỡng nhận thức về Đảng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn của Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Trong chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng thì bài giảng khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có nội dung ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải học lại lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng khi Giấy cảm tình đảng cấp trước đó đã hết hạn không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Hỏi đáp pháp luật
Thời hạn của Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng?
Hỏi đáp pháp luật
Chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng có những yêu cầu cần đạt khi giảng các bài như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Tạ Thị Thanh Thảo
1,029 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào