Quy định về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong định danh và xác thực điện tử?
- Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong định danh và xác thực điện tử như thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong định danh và xác thực điện tử như thế nào?
- Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ trong định danh và xác thực điện tử như thế nào?
- Trách nhiệm của các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong định danh và xác thực điện tử?
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong định danh và xác thực điện tử như thế nào?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong định danh và xác thực điện tử như sau:
1. Bảo đảm sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử thuộc chức năng của mình.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định về kết nối kỹ thuật bảo đảm kết nối Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia với Nền tảng định danh và xác thực điện tử và các hệ thống khác có liên quan, bảo đảm bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong định danh và xác thực điện tử như sau:
- Bảo đảm sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử thuộc chức năng của mình.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định về kết nối kỹ thuật bảo đảm kết nối Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia với Nền tảng định danh và xác thực điện tử và các hệ thống khác có liên quan, bảo đảm bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Quy định về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong định danh và xác thực điện tử? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong định danh và xác thực điện tử như thế nào?
Tại Điều 37 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong định danh và xác thực điện tử như sau:
1. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trực thuộc thực hiện định danh và xác thực điện tử bảo đảm phù hợp với các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng.
2. Bảo đảm sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử thuộc chức năng quản lý được pháp luật quy định.
3. Phối hợp với Bộ Công an thống nhất phương án kết nối, chia sẻ để sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử được cung cấp, tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử.
4. Phối hợp với Bộ Công an trong bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Như vậy, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong định danh và xác thực điện tử được quy định theo pháp luật nêu trên.
Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ trong định danh và xác thực điện tử như thế nào?
Theo Điều 38 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ trong định danh và xác thực điện tử như sau:
1. Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mật mã dân sự và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động định danh và xác thực điện tử.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an đánh giá an toàn mật mã đối với bên sử dụng dịch vụ xác thực điện tử.
3. Phối hợp với Bộ Công an bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin sử dụng sản phẩm mật mã cơ yếu đối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử trong việc cung cấp dịch vụ chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Trách nhiệm của các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong định danh và xác thực điện tử?
Tại Điều 39 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong định danh và xác thực điện tử:
1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện kết nối hệ thống định danh và xác thực điện tử với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để phục vụ giải quyết dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử, thời hạn chậm nhất hoàn thành việc kết nối là ngày 30 tháng 6 năm 2024.
2. Bảo đảm sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử.
3. Phối hợp với Bộ Công an để thống nhất phương án kết nối, chia sẻ để sử dụng danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử được cung cấp, tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
4. Bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt của các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong việc xác thực theo yêu cầu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?