Có cần trình độ đào tạo đại học để làm nhân viên giáo vụ trường phổ thông dân tộc nội trú?

Xin chào ban biên tập, em đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức, bây giờ muốn được bổ nhiệm sang chức danh nghề nhiệp nhân viên giáo vụ trường phổ thông dân tộc nội trú, hiện tại thì em chỉ có bằng cao đẳng thì có được không hay bắt buộc phải có bằng đại học? Nếu được bổ nhiệm làm nhân viên giáo vụ thì có được kết hợp nâng bậc lương viên chức không? Xin được giải đáp.

Làm nhân viên giáo vụ trường phổ thông dân tộc nội trú có cần trình độ đào tạo đại học không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ như sau:

1. Nhiệm vụ
a) Lập kế hoạch công tác giáo vụ hàng năm của nhà trường;
b) Quản lý, theo dõi hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường liên quan đến học sinh;
c) Phối hợp với giáo viên quản lý, theo dõi học sinh hàng ngày;
d) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến việc thi, kiểm tra (bao gồm: Lập danh sách các phòng thi, sơ đồ chỗ ngồi, tổng hợp kết quả thi...);
e) Thực hiện công tác tuyển sinh theo nhiệm vụ được phân công;
g) Liên hệ, trao đổi và thông tin với gia đình học sinh khi cần thiết;
h) Lập báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác giáo vụ;
i) Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành;
b) Trung thực, khách quan, có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ viên chức; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh;
c) Thực thi nhiệm vụ theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ) trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc đối với những địa phương yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục cấp học đang công tác;
b) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục của nhà trường;
c) Có năng lực quản lý hồ sơ của nhà trường liên quan đến học sinh;
d) Có kỹ năng theo dõi, quản lý và hỗ trợ học sinh;
đ) Có kỹ năng phối hợp tổ chức thi, kiểm tra của nhà trường;
e) Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc;
g) Có kỹ năng giao tiếp với giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong thực thi nhiệm vụ.

Như vậy, không nhất thiết phải có trình độ đào tạo đại học mới được làm nhân viên giáo vụ trường phổ thông dân tộc nội trú. Yêu cầu về trình độ đào tạo chỉ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm (hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm giáo vụ) trở lên. Ngoài ra, để được bổ nhiệm chức danh này thì cũng cần phải đạt các điều kiện khác quy định trên

nhân viên giáo vụ

Làm nhân viên giáo vụ trường phổ thông dân tộc nội trú có cần trình độ đào tạo đại học không? (Hình từ Internet)

Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ được kết hợp nâng bậc lương viên chức không?

Theo Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên giáo vụ như sau:

1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên giáo vụ quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ của viên chức.
2. Khi bổ nhiệm từ các ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ không được kết hợp nâng bậc lương viên chức.

Theo đó, đối với bổ nhiệm chức danh nhân viên giáo vụ từ các ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ thì sẽ không được kết hợp nâng bậc lương viên chức.

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ được áp dụng bảng lương loại nào?

Tại Điều 6 Thông tư 07/2019/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương như sau:

1. Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ (mã số V.07.07.21) quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 tại bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP).
2. Việc xếp lương thực hiện như sau:
a) Trường hợp có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm nhân viên giáo vụ thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ, nếu đang xếp lương theo viên chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì tiếp tục xếp lương theo viên chức loại A0 đó;
b) Trường hợp đang xếp lương theo viên chức loại A1 trở lên hoặc theo viên chức loại B thì được xếp lại lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Theo đó, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên giáo vụ được áp dụng bảng lương viên chức loại A0.

Trân trọng!

Trường phổ thông dân tộc nội trú
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trường phổ thông dân tộc nội trú
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú ở Trường phổ thông dân tộc bán trú như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú sẽ được hưởng những chế độ tài chính nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không có hộ khẩu dân tộc thiểu số có được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh dân tộc nội trú được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú có được hưởng phụ cấp lâu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Mục tiêu, vai trò, tính chất của trường phổ thông dân tộc nội trú
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trường phổ thông dân tộc nội trú
Phan Hồng Công Minh
1,204 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trường phổ thông dân tộc nội trú
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào