Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ gì trong việc rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật?
Nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Tại khoản 2 Điều 13 Quyết định 1292/QĐ-BGTVT năm 2022 có quy định về nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải như sau:
2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải;
b) Trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, công bố kết quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải theo quy định.
Theo đó, trong công tác rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải.
Trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, công bố kết quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải theo quy định.
Nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Tại khoản 3 Điều 13 Quyết định 1292/QĐ-BGTVT năm 2022 có quy định về nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải như sau:
3. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì giúp Bộ trưởng kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định;
b) Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng và gửi Bộ Tư pháp; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
c) Trình Bộ trưởng phương án xử lý văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng;
- Kiến nghị với Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ, sửa đổi những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng;
- Đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ, sửa đổi những quy định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng;
- Đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ việc ban hành các văn bản do các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ ban hành trái với các luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng.
Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải chủ trì giúp Bộ trưởng kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định;
Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng và gửi Bộ Tư pháp; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và trình Bộ trưởng phương án xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải?
Tại khoản 4 Điều 13 Quyết định 1292/QĐ-BGTVT năm 2022 có quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải như sau:
4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng phê duyệt; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra việc thực hiện;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải theo phân công của Bộ trưởng;
c) Làm thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ.
Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải để Bộ trưởng phê duyệt; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra việc thực hiện;
Chủ trì hoặc phối hợp với tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải theo phân công của Bộ trưởng;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?