Quy định về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước là gì?
- Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước được quy định như thế nào?
- Báo cáo sử dụng tài nguyên nước được thực hiện ra sao?
- Trồng bù diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng và thăm dò nước dưới đất khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước như sau:
1. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bao gồm:
a) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu; tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và việc khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về sử dụng nước của mình và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Theo đó, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bao gồm hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương.
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo sử dụng tài nguyên nước được thực hiện ra sao?
Tại Điều 12 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về báo cáo sử dụng tài nguyên nước như sau:
1. Hằng năm, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo sử dụng tài nguyên nước.
Báo cáo sử dụng tài nguyên nước được thực hiện hằng năm, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
Trồng bù diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng và thăm dò nước dưới đất khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định về trồng bù diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định việc trồng bù diện tích rừng bị mất.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ quy định mức đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực hồ chứa và việc tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.
Tại Điều 14 Nghị định 201/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 9 Nghị định 136/2018/NĐ-CP quy định về thăm dò nước dưới đất khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:
1. Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, chủ dự án phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép.
2. Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
3. Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
b) Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;
d) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
4. Chủ dự án thăm dò có nghĩa vụ:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Khoản 3 Điều này, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;
b) Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
Trồng bù diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng và thăm dò nước dưới đất khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 201/2013/NĐ-CP và Điều 14 Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?