Có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên không?
Chủ tàu có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động thuyền viên như sau:
1. Tổ chức KSK và KSK định kỳ cho thuyền viên thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
2. Thực hiện việc tổ chức KSK định kỳ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Trả chi phí KSK cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc KSK cho thuyền viên theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.
4. Quản lý và theo dõi sức khỏe, hồ sơ sức khỏe của thuyền viên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ tàu là người sử dụng lao động nên phải thực hiện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên của mình theo quy định. Bạn có thể làm đơn hỏi chủ tàu về vấn đề này. Nếu chủ tàu không giải quyết về khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên thì có thể làm đơn gửi Cơ quan nhà nước quản lý về Lao động (Phòng Lao động, thương binh và xã hội; Sở Lao động, thương binh và xã hội) để giải quyết.
Chủ tàu có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên không? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định về Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên như sau:
4. Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên:
a) Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này, cơ sở KSK cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày ký.
b) Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật quy định tại Phụ lục số II Thông tư này, đồng thời chủ tàu có văn bản gửi cơ sở KSK cho thuyền viên đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe và thuyền viên có Giấy cam kết tự nguyện đi làm việc trên tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở KSK xem xét cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.
c) Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên được lập thành 03 (ba) bản: 01 (một) bản gửi thuyền viên để lưu vào Hồ sơ của tàu, 01 (một) bản lưu vào hồ sơ của cá nhân thuyền viên do cơ quan quản lý thuyền viên lưu trữ và 01 (một) bản lưu tại cơ sở KSK cho thuyền viên.
Theo đó, thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe sau khi khám sẽ được cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên, giấy này sẽ có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.
Thuyền viên khi khám sức khỏe có trách nhiệm gì?
Tại Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định trách nhiệm của thuyền viên khi khám sức khỏe như sau:
1. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.
2. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện KSK.
3. Chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thuyền viên.
4. Chấp hành yêu cầu KSK (định kỳ hoặc đột xuất) của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Cục Hàng hải Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.
Như vậy, thuyền viên khi khám sức khỏe có trách nhiệm quy định ở trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Bộ Đề thi Toán lớp 2 học kì 1 Cánh diều có đáp án năm 2024-2025?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?