Vợ mang thai hộ giúp người khác thì có cần sự cho phép của chồng?
Vợ có cần phải xin phép chồng khi mang thai hộ không?
Theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
Theo đó, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Theo thông tin chị cung cấp thì chị dự định sẽ mang thai hộ cho chị gái của mình, vì vậy, chị gái của chị và chị phải đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên. Đồng thời, do chị đã có chồng nên việc chị mang thai hộ phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng chị. Và chị chỉ được phép mang thai hộ giúp chị gái một lần.
Vợ mang thai hộ giúp người khác thì có cần sự cho phép của chồng? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mang thai hộ có hợp pháp không?
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận mang thai hộ có hai hình thức mang thai hộ là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Trong đó:
- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Nghiêm cấm việc thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.
Mặt khác, tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì pháp luật cho phép thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trên cơ sở tự nguyện của các bên đáp ứng đủ điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và việc thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được lập thành văn bản.
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật hiện nay chỉ cho phép thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành.
Do đó: Đối vợ chồng bạn muốn nhờ người khác không phải là người thân để mang thai hộ giúp theo hợp đồng mang thai hộ có trả thù lao mang thai hộ. Ở đây có dấu hiệu của việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Nên vợ chồng bạn không được thực hiện hành vi này.
Điều kiện mang thai hộ hiện hành
Như đã trình bày ở trên thì hiện nay pháp luật chỉ cho phép thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Do đó, điều kiện mang thai hộ hiện hành sẽ tương ứng với điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cụ thể như sau:
(1) Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
(2) Đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
(3) Đối với người mang thai hộ:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
(4) Không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Vợ bị tử cung đôi có được nhờ người mang thai hộ?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mang thai hộ có hai dạng là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Pháp luật hiện hành chỉ cho phép thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; việc mang thai hộ vì mục đích thương mại bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện dưới mọi hình thức.
Trong đó, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên, được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định cụ thể như sau:
Đối với vợ chồng nhờ người mang thai hộ:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Đối với người mang thai hộ:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Vợ chồng không có con chung và có xác nhận của cơ sở y tế về việc vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì có thể nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Vợ chồng bạn có thể liên hệ với cơ sở y tế để thăm khám và xác định xem vợ bạn có thể mang thai và sinh con hay không (vợ bạn bị tử cung đôi), trường hợp nếu xác định vợ bạn không thể mang thai và sinh con được, thì vợ chồng bạn có thể yêu cầu cơ sở y tế xác nhận về việc vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Sau khi có xác nhận của cơ sở y tế với nội dung như trên thì vợ chồng bạn có thể nhờ người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng mang thai hộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?