-
Trách nhiệm hình sự
-
Hành vi phạm tội
-
Tội phạm
-
Xóa án tích
-
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
-
Đồng phạm
-
Án treo
-
Nguyên tắc suy đoán vô tội
-
Truy cứu trách nhiệm hình sự
-
Người phạm tội
-
Loại trừ trách nhiệm hình sự
-
Năng lực trách nhiệm hình sự
-
Các tội phạm
-
Hình phạt trách nhiệm hình sự
-
Thời hiệu thi hành bản án hình sự
-
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đập phá xe ô tô của người khác để ép đưa vào bãi trông giữ không?
- Đập phá xe ô tô của người khác để ép đưa vào bãi trông giữ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người dưới 16 tuổi đập phá xe ô tô của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người dưới 16 tuổi đập phá xe ô tô của người khác đến mức phạm tội rất nghiêm trọng có được miễn trách nhiệm hình sự không?
Đập phá xe ô tô của người khác để ép đưa vào bãi trông giữ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi đập phá xe ô tô của người khác để ép đưa xe vào bãi giữ của anh TVS có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội hủy hoại tài sản. Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hỏng tài sản có thể bị đi tù lên đến 20 năm.
Trong trường hợp này tổng thiệt hại ước tính là 60.000.000 đồng thì theo khung hình phạt 2 anh TVS có thể bị đi tù từ 02 năm đến 07 năm.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đập phá xe ô tô của người khác để ép đưa vào bãi trông giữ không? (Hình từ Internet)
Người dưới 16 tuổi đập phá xe ô tô của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Căn cứ Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Người dưới 16 tuổi có hành vi đập phá xe ô tô của khác nếu như như rơi vào khung hình phạt phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp bạn đưa ra nếu như TVS dưới 16 tuổi có hành vi đập phá xe ô tô của người khác và tổng thiệt hại ước tính là 60.000.000 đồng thì đây chỉ rơi vào khung hình phạt phạm tội nghiêm trọng. Vì vậy, trường hợp TVS dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người dưới 16 tuổi đập phá xe ô tô của người khác đến mức phạm tội rất nghiêm trọng có được miễn trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Người dưới 16 tuổi có hành vi đập phá xe ô tô của người khác đến mức phạm tội rất nghiêm trọng thì nếu như có nhiều tình tiết giảm nhệ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Trân trọng!

Vũ Thiên Ân
- Việc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
- Tiêu chuẩn đánh giá Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Mức tiền thưởng cho Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là bao nhiêu?
- Vợ đang mang thai có được yêu cầu ly hôn hay không? Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu ly hôn như thế nào?
- Trong hợp đồng tín dụng, khi đến hạn thanh toán mà không trả đầy đủ nợ gốc và lãi suất thì có bị phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại không?
- Giáo viên đánh giá đồng nghiệp theo chu kỳ 2 năm một lần hay thực hiện hàng năm?