Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?

Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Quy trình và hồ sơ thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao? Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới
Việc thành lập ấp mới, khu phố mới (bao gồm cả việc chia tách) phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Quy mô số hộ gia đình:
a) Đối với ấp: phải có từ 500 hộ gia đình trở lên (kể cả phần ấp còn lại sau khi chia tách). Riêng đối với xã đảo (nếu có), quy mô ấp có từ 300 hộ gia đình trở lên.
b) Đối với khu phố: phải có từ 700 hộ gia đình trở lên (kể cả phần khu phố còn lại sau khi chia tách).
Trường hợp thành lập phường, thị trấn từ xã thì chuyển các ấp hiện có của xã thành khu phố thuộc phường, thị trấn.
2. Các điều kiện khác:
a) Ấp, khu phố phải có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định cuộc sống của người dân. Riêng đối với ấp phải bảo đảm diện tích đất ở và đất sản xuất bình quân của mỗi hộ gia đình ít nhất bằng mức bình quân chung của xã.
b) Ranh ấp, khu phố phải rõ ràng, tách bạch để dễ quản lý, thuận lợi cho sinh hoạt của người dân.

Việc thành lập ấp mới, khu phố mới (bao gồm cả việc chia tách) phải đảm bảo các điều kiện về quy mô số hộ gia đình và các điều kiện khác như ấp, khu phố phải có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định cuộc sống của người dân. Riêng đối với ấp phải bảo đảm diện tích đất ở và đất sản xuất bình quân của mỗi hộ gia đình ít nhất bằng mức bình quân chung của xã; Ranh ấp, khu phố phải rõ ràng, tách bạch để dễ quản lý, thuận lợi cho sinh hoạt của người dân.

Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình và hồ sơ thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?

Tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Quy trình và hồ sơ thành lập ấp mới, khu phố mới
1. Căn cứ vào nguyên tắc quy định tại Điều 3 và điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới tại Điều 9 của Quy chế này, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chủ trương thành lập ấp mới, khu phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới.
2. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
- Sự cần thiết phải thành lập ấp mới, khu phố mới;
- Tên gọi của ấp mới, khu phố mới;
- Vị trí địa lý, ranh giới của ấp mới, khu phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý);
- Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của ấp mới, khu phố mới (kể cả số hộ gia đình, số nhân khẩu của phần ấp, khu phố còn lại sau khi chia tách);
- Diện tích tự nhiên của ấp mới, khu phố mới (đối với ấp phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta (ha);
- Các điều kiện khác quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Quy chế này;
- Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập ấp mới, khu phố mới về Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến Đề án.
4. Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập ấp mới, khu phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận.
5. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển đến, Ủy ban nhân dân huyện, quận có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập ấp mới, khu phố mới của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Ủy ban nhân dân huyện, quận.
6. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện, quận trình Ủy ban nhân dân thành phố;
b) Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trình Ủy ban nhân dân huyện, quận;
c) Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới;
d) Bản vẽ sơ đồ tổng thể, bản vẽ sơ đồ trước và sau khi thành lập mới;
đ) Biên bản lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình;
e) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn;
g) Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
7. Căn cứ vào hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân huyện, quận và văn bản thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua tại kỳ họp định kỳ hoặc đột xuất (nếu có). Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập ấp mới, khu phố mới.

- Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chủ trương thành lập ấp mới, khu phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới.

- Nội dung chủ yếu của Đề án gồm: Sự cần thiết phải thành lập ấp mới, khu phố mới; Tên gọi của ấp mới, khu phố mới; Vị trí địa lý, ranh giới của ấp mới, khu phố mới; Dân số của ấp mới, khu phố mới (kể cả số hộ gia đình, số nhân khẩu của phần ấp, khu phố còn lại sau khi chia tách); Diện tích tự nhiên của ấp mới, khu phố mới, đơn vị tính là hecta; Các điều kiện khác; Đề xuất, kiến nghị (nếu có).

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập ấp mới, khu phố mới về Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến Đề án. Nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập ấp mới, khu phố mới tán thành thì Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận.

- Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân huyện, quận có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập ấp mới, khu phố mới của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Ủy ban nhân dân huyện, quận.

- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố gồm:

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện, quận trình Ủy ban nhân dân thành phố;

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trình Ủy ban nhân dân huyện, quận;

+ Đề án thành lập ấp mới, khu phố mới;

+ Bản vẽ sơ đồ tổng thể, bản vẽ sơ đồ trước và sau khi thành lập mới;

+ Biên bản lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn;

+ Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.

- Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua tại kỳ họp định kỳ hoặc đột xuất (nếu có). Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập ấp mới, khu phố mới.

Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Tại Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có
1. Việc ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có, bao gồm cả việc sáp nhập ấp, khu phố theo quy định tại Khoản 4, 5 Điều 3 của Quy chế này được thực hiện như sau: sau khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân huyện, quận, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng Đề án sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có.
2. Nội dung của Đề án, quy trình sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 10 của Quy chế này.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện sáp nhập, ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức lấy ý kiến lần thứ hai; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ hai, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận xem xét, quyết định.
3. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận gồm:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Hồ sơ sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển đến, Ủy ban nhân dân huyện, quận có trách nhiệm xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận ban hành quyết định sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có.

- Sau khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân huyện, quận, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng Đề án sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có.

- Nội dung của Đề án, quy trình sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có thực hiện theo quy định. Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện sáp nhập, ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ hai; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ hai, Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận xem xét, quyết định.

- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Hồ sơ sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân huyện, quận có trách nhiệm xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận ban hành quyết định sáp nhập, ghép cụm dân cư vào ấp, khu phố hiện có.

Trân trọng!

Tổ dân phố
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ dân phố
Hỏi đáp Pháp luật
Báo cáo tổng kết công tác chi bộ thôn, tổ dân phố cuối năm 2024 thông dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ dân phố có bắt buộc phải có Phó Tổ trưởng tổ dân phố không?
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, nguyên tắc tổ chức và hoạt động ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, tiêu chuẩn Trưởng ấp, Trưởng khu phố và Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, chế độ, chính sách đối với Trưởng ấp, Trưởng khu phố và Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện thành lập ấp mới, khu phố mới tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc sinh hoạt ấp, khu phố được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ở Thành phố Hồ Chí Minh Quy trình, kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, quyền lợi và trách nhiệm của tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Độ tuổi bao nhiêu thì mới được bầu làm trưởng thôn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ dân phố
Huỳnh Minh Hân
2,565 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ dân phố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ dân phố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào