Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc sinh hoạt ấp, khu phố được quy định như thế nào?
Sinh hoạt ấp, khu phố tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Sinh hoạt ấp, khu phố
1. Trưởng ấp, Trưởng khu phố tổ chức buổi sinh hoạt ấp, khu phố mỗi tháng một lần. Trường hợp họp đột xuất, Trưởng ấp, Trưởng khu phố phải thông qua Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Buổi họp do Trưởng ấp, Trưởng khu phố (hoặc Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố) chủ trì, cử thư ký ghi biên bản. Trước khi sinh hoạt ấp, khu phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hướng dẫn nội dung, đề ra những công tác trọng tâm trong thời gian tới.
2. Thành phần tham dự buổi sinh hoạt ấp, khu phố gồm đại diện Ban công tác Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội của ấp, khu phố và các Tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố; mời đại diện chi ủy chi bộ ấp, khu phố và công an viên phụ trách, cảnh sát khu vực cùng tham dự.
3. Nội dung buổi sinh hoạt gồm: rà soát tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của ấp, khu phố và các tổ nhân dân, tổ dân phố, tìm ra nguyên nhân, đề ra hướng khắc phục; thông tin kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với các kiến nghị, đề xuất, phản ánh của nhân dân; đồng thời triển khai công việc của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao, bàn biện pháp và phân công thực hiện nhiệm vụ trong tháng tới. Biên bản cuộc họp được gửi đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau ba ngày.
- Buổi sinh hoạt ấp, khu phố mỗi tháng một lần, khi họp đột xuất, Trưởng ấp, Trưởng khu phố phải thông qua Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Buổi họp do Trưởng ấp, Trưởng khu phố (hoặc Phó Trưởng ấp, Phó Trưởng khu phố) chủ trì, cử thư ký ghi biên bản. Trước khi sinh hoạt ấp, khu phố, Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn nội dung, đề ra những công tác trọng tâm trong thời gian tới.
- Thành phần tham dự buổi sinh hoạt ấp, khu phố gồm đại diện Ban công tác Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội của ấp, khu phố và các Tổ trưởng, Tổ phó tổ nhân dân, tổ dân phố; mời đại diện chi ủy chi bộ ấp, khu phố và công an viên phụ trách, cảnh sát khu vực cùng tham dự.
- Nội dung buổi sinh hoạt gồm rà soát tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, tìm ra nguyên nhân, đề ra hướng khắc phục; thông tin kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với các kiến nghị, đề xuất, phản ánh của nhân dân; đồng thời triển khai công việc của Ủy ban nhân dân xã giao, bàn biện pháp và phân công thực hiện nhiệm vụ trong tháng tới. Biên bản cuộc họp được gửi đến Ủy ban nhân dân sau ba ngày.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc sinh hoạt ấp, khu phố được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xây dựng và thực hiện Quy ước cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Xây dựng và thực hiện Quy ước cộng đồng
1. Quy ước cộng đồng do nhân dân trong ấp, khu phố xây dựng. Trưởng ấp, Trưởng khu phố căn cứ hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để dự thảo quy ước của ấp, khu phố lấy ý kiến góp ý rộng rãi đến các cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình ở ấp, khu phố trước khi tổng hợp thông qua hội nghị của ấp, khu phố.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Nhân dân trong ấp, khu phố có trách nhiệm cùng nhau thực hiện tốt Quy ước cộng đồng. Trưởng ấp, Trưởng khu phố có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện, hàng tháng kiểm điểm những việc làm được, chưa làm được, những hộ, cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt để đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nêu gương, biểu dương hoặc nhắc nhở, làm cơ sở bình xét gia đình văn hóa hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khen thưởng vào các dịp thích hợp.
- Quy ước cộng đồng do nhân dân trong ấp, khu phố xây dựng. Trưởng ấp, Trưởng khu phố căn cứ hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để dự thảo quy ước của ấp, khu phố lấy ý kiến góp ý rộng rãi đến các cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình ở ấp, khu phố trước khi tổng hợp thông qua hội nghị của ấp, khu phố.
- Sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận công nhận; không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Nhân dân trong ấp, khu phố có trách nhiệm cùng nhau thực hiện tốt Quy ước cộng đồng. Trưởng ấp, Trưởng khu phố có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện, hàng tháng kiểm điểm những việc làm được, chưa làm được, những hộ, cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt để đề nghị nêu gương, biểu dương hoặc nhắc nhở, làm cơ sở bình xét gia đình văn hóa hoặc đề nghị khen thưởng vào các dịp thích hợp.
Hội nghị của ấp, khu phố tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Hội nghị của ấp, khu phố
1. Hội nghị ấp, khu phố được tổ chức mỗi năm hai lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm), khi cần có thể họp bất thường. Thành phần cử tri dự hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố. Hội nghị do Trưởng ấp, Trưởng khu phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố tham dự.
Trường hợp ấp, khu phố có địa bàn dân cư sống không tập trung, địa hình cách trở hoặc số lượng hộ gia đình lớn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư. Cuộc họp của mỗi cụm dân cư được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong cụm dân cư tham dự. Trưởng ấp, Trưởng khu phố tổng hợp kết quả cuộc họp cụm dân cư vào kết quả chung của toàn ấp, khu phố.
Nội dung hội nghị: Thảo luận, góp ý kiến về kết quả công tác theo các nội dung hoạt động quy định tại Điều 5 của Quy chế này; Bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ do xã, phường, thị trấn giao.
2. Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Hội nghị của ấp, khu phố tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức mỗi năm hai lần (vào giữa năm và cuối năm), có thể họp bất thường. Thành phần cử tri dự hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố. Hội nghị do Trưởng ấp, Trưởng khu phố triệu tập và chủ trì và được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong ấp, khu phố tham dự.
- Với ấp, khu phố có địa bàn dân cư sống không tập trung, địa hình cách trở hoặc số lượng hộ gia đình lớn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư, được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong cụm dân cư tham dự. Trưởng ấp, Trưởng khu phố tổng hợp kết quả cuộc họp cụm dân cư vào kết quả chung của toàn ấp, khu phố.
- Nội dung hội nghị: Thảo luận, góp ý kiến về kết quả công tác theo các nội dung hoạt động; Bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ do xã, phường, thị trấn giao.
- Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?