Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện như thế nào?
Hủy bỏ niêm yết tự nguyện tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM được quy định như thế nào?
Tại Điều 27 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về hủy bỏ niêm yết tự nguyện tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau:
Hủy bỏ niêm yết tự nguyện
1. Các điều kiện hủy bỏ niêm yết tự nguyện thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP; trong đó tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn được tính toán trên cơ sở số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn của công ty trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông hoặc danh sách cổ đông được gửi phiếu biểu quyết dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
2. Việc hủy bỏ niêm yết chỉ được thực hiện sau tối thiểu hai (02) năm, kể từ ngày thực hiện niêm yết trên SGDCK.
3. Tổ chức đăng ký hủy bỏ niêm yết theo khoản 1 Điều này phải nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị hủy niêm yết theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này cho SGDCK. Trong trường hợp cần thiết, SGDCK sẽ xin ý kiến UBCKNN và chỉ xem xét hủy bỏ niêm yết sau khi có ý kiến từ UBCKNN;
4. Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ bao gồm báo cáo đã hoàn tất phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông, SGDCK ban hành Quyết định chấp thuận hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Trường hợp từ chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.
- Các điều kiện hủy bỏ niêm yết tự nguyện; trong đó tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn được tính toán trên cơ sở số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn của công ty trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông hoặc danh sách cổ đông được gửi phiếu biểu quyết dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
- Việc hủy bỏ niêm yết chỉ được thực hiện sau tối thiểu hai (02) năm, kể từ ngày thực hiện niêm yết trên SGDCK. Tổ chức đăng ký hủy bỏ niêm yết phải nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị hủy niêm yết cho SGDCK. Trong trường hợp cần thiết, SGDCK sẽ xin ý kiến UBCKNN và chỉ xem xét hủy bỏ niêm yết sau khi có ý kiến từ UBCKNN;
- Trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ bao gồm báo cáo đã hoàn tất phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông, SGDCK ban hành Quyết định chấp thuận hủy bỏ niêm yết chứng khoán. Trường hợp từ chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.
Tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đăng ký niêm yết lại tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM được quy định như thế nào?
Tại Điều 28 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về đăng ký niêm yết lại tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau:
Đăng ký niêm yết lại
1. Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết theo các quy định tại Điều 26 và 27 Quy chế này chỉ được đăng ký niêm yết lại sau mười hai (12) tháng kể từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện niêm yết quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP trừ trường hợp hủy niêm yết tại SGDCK Hà Nội do đã được chấp thuận niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ngược lại.
2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký niêm yết lại đối với chứng khoán đã bị hủy niêm yết thực hiện theo quy định tại Chương II Quy chế này.
Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết chỉ được đăng ký niêm yết lại sau mười hai tháng kể từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện niêm yết trừ trường hợp hủy niêm yết tại SGDCK Hà Nội do đã được chấp thuận niêm yết tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ngược lại.
Chuyển niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM được quy định ra sao?
Tại Điều 29 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định về chuyển niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM như sau:
Chuyển niêm yết cổ phiếu
1. Điều kiện chuyển niêm yết được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 29/2017/TT-BTC.
2. Hồ sơ đề nghị chuyển niêm yết do được chấp thuận niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán khác được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Tổ chức niêm yết lập hồ sơ chuyển niêm yết theo quy định thành một (01) bộ bản gốc kèm bản dữ liệu điện tử nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho SGDCK.
4. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị chuyển niêm yết, SGDCK có công văn yêu cầu tổ chức niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần). Tổ chức niêm yết phải thực hiện sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của SGDCK.
5. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, SGDCK quyết định việc chấp thuận hoặc từ chối chuyển niêm yết chứng khoán. Trường hơp từ chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.
6. SGDCK thực hiện công bố thông tin việc chấp thuận chuyển niêm yết.
Tổ chức niêm yết lập hồ sơ chuyển niêm yết theo quy định thành một bộ bản gốc kèm bản dữ liệu điện tử nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho SGDCK. Sau khi nhận được hồ sơ, SGDCK có công văn yêu cầu tổ chức niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần). Tổ chức niêm yết phải thực hiện sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của SGDCK. Trong vòng năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, SGDCK quyết định việc chấp thuận hoặc từ chối chuyển niêm yết chứng khoán. Trường hơp từ chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do. SGDCK thực hiện công bố thông tin việc chấp thuận chuyển niêm yết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?