Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ được hướng dẫn như thế nào?

Hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ? Hướng dẫn quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ? Hướng dẫn quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội?

Hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ?

Tại Điều 9 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ, công tác còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ như sau:

Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ, công tác còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời hoặc khám giám định bổ sung vết thương và điều chỉnh chế độ
1. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt; có văn bản kèm các giấy tờ nêu trên, đề nghị cấp trên trực tiếp giải quyết theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày), gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh.
2. Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ lưu trữ tại cơ quan; có văn bản kèm theo các giấy tờ nêu trên, bản trích lục hồ sơ thương binh, bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước, báo cáo theo phân cấp, gửi đến Cục Chính sách.
Trường hợp người bị thương nhiều lần, đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định mà không có giấy chứng nhận bị thương lưu tại cơ quan thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương của lần bị thương đó.
Trường hợp người bị thương không có hồ sơ lưu tại cơ quan thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương, biên bản của các lần giám định trước.
3. Cục Chính sách trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.
4. Cục Chính trị quân khu trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.
5. Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật và thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.
6. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 60 Phụ lục I Nghị định hoặc quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời sau khi giám định lại có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; cấp giấy chứng nhận thương binh; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.

Hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên cùng cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh, Cục Chính sách, Cục Chính trị quân khu, Hội đồng giám định y khoa các cấp và Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu Cục trưởng Cục Chính sách phối hợp thực hiện.

Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ được hướng dẫn như thế nào?

Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ được hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ như sau:

Quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ
1. Khi quân nhân bị bệnh: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 06 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định, có trách nhiệm kiểm tra, xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 48 Nghị định; cấp giấy chứng nhận bị bệnh theo Mẫu số 36 Phụ lục I Nghị định và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 03 ngày), gửi đến Cục Chính sách.
2. Cục Chính sách trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và cấp phiếu thẩm định; chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật.
3. Cục Chính trị quân khu trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật.
4. Hội đồng giám định y khoa các cấp thực hiện theo phân cấp, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định bệnh tật theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH đối với các bệnh tật theo giấy giới thiệu và giấy chứng nhận bị bệnh, ban hành biên bản giám định y khoa, gửi biên bản về cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định; trường hợp chưa ban hành biên bản giám định y khoa phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định và nêu rõ lý do.
Trường hợp kết quả giám định bệnh tật có vết thương phải sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng theo quy định thì Giám đốc Bệnh viện nơi tổ chức Hội đồng giám định y khoa, có trách nhiệm cấp giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng cho đối tượng theo Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định.
Hội đồng giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện Quân y 175 thực hiện khám giám định phúc quyết theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với các đối tượng khám giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 63 Phụ lục I Nghị định, cấp giấy chứng nhận bệnh binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định; chuyển về cơ quan, đơn vị đề nghị để di chuyển hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi bệnh binh thường trú để thực hiện chế độ ưu đãi.

Hướng dẫn quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ sẽ do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên phối hợp cùng Cục Chính sách, Cục Chính trị quân khu, Hội đồng giám định y khoa các cấp và Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu, Cục trưởng Cục Chính sách thực hiện chế độ ưu đãi.

Hướng dẫn quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội như sau:

Quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội
1. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong phần mềm giải mã phiên hiệu, ký hiệu đơn vị do Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu (sau đây gọi là Cục Quân lực) cung cấp; nếu có đầy đủ thông tin, cấp giấy xác nhận về thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định.
2. Trường hợp không có thông tin trong phần mềm giải mã phiên hiệu, ký hiệu đơn vị do Cục Quân lực cung cấp thì Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản kèm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đề nghị đơn vị cấp trung đoàn và tương đương (nơi trực tiếp quản lý đối tượng có thời gian tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học) để kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin; trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng đã giải thể hoặc sáp nhập thì gửi cấp sư đoàn và tương đương trở lên đến cơ quan, đơn vị cấp trực thuộc Bộ để kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin; trường hợp các cơ quan, đơn vị nêu trên không có thông tin thì đề nghị Cục Quân lực kiểm tra, xác minh, cung cấp thông tin. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và gửi kết quả về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh do cơ quan, đơn vị cung cấp; nếu đủ căn cứ thì Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh cấp giấy xác nhận như quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc hướng dẫn quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị Quân đội thuộc về thẩm quyền của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

Trân trọng!

Tỷ lệ tổn thương cơ thể
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tỷ lệ tổn thương cơ thể
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ được hướng dẫn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tỷ lệ tổn thương cơ thể
600 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tỷ lệ tổn thương cơ thể
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào