Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ, công tác được hướng dẫn như thế nào?
- Hướng dẫn quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ, công tác?
- Hướng dẫn quy trình công nhận thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác?
- Hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh đang tại ngũ, công tác có vết thương đặc biệt tái phát?
Hướng dẫn quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ, công tác?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đang tại ngũ, công tác như sau:
Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến đang tại ngũ, công tác
1. Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, xác nhận bản khai và có văn bản đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 05 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 05 ngày), gửi đến Cục Chính sách.
2. Cục Chính sách trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định; đề nghị Thủ trưởng Tổng cục Chính trị ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 58 Phụ lục I Nghị định; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
Hướng dẫn quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ, công tác sẽ do cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên cùng Cục Chính sách thực hiện chế độ ưu đãi.
Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ, công tác được hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn quy trình công nhận thương binh đối với quân nhân, công nhân viên chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi là thương binh) đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác như sau:
Quy trình công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi là thương binh) đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác
1. Khi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương cấp trung đoàn và tương đương trở lên, có trách nhiệm kiểm tra, xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 37 Nghị định; trong thời gian 09 ngày kể từ ngày hoàn thiện các giấy tờ nêu trên, cấp giấy chứng nhận bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là giấy chứng nhận bị thương) và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 03 ngày), gửi đến Cục Chính sách.
Trường hợp quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yêu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ bị thương do có hành động đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội (quy định tại điểm k khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh); trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương, cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận bị thương có văn bản đề nghị kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
2. Cục Chính sách trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và cấp phiếu thẩm định theo Mẫu số 91 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là phiếu thẩm định), chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là giấy giới thiệu), kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.
3. Cục Chính trị quân khu trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.
4. Hội đồng giám định y khoa các cấp thực hiện theo phân cấp, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH) đối với các thương tật theo giấy giới thiệu và giấy chứng nhận bị thương, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là biên bản giám định y khoa), gửi biên bản về cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định; trường hợp chưa ban hành biên bản giám định y khoa phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định và nêu rõ lý do.
Trường hợp kết quả giám định thương tật có vết thương phải sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng theo quy định thì Giám đốc Bệnh viện nơi tổ chức Hội đồng giám định y khoa, có trách nhiệm cấp giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng cho đối tượng theo Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định.
Hội đồng giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện Quân y 175 thực hiện khám giám định phúc quyết theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với các đối tượng khám giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 04 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi); đồng thời, cấp giấy chứng nhận thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là giấy chứng nhận thương binh) đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là quyết định trợ cấp thương tật một lần) đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
Hướng dẫn quy trình công nhận thương binhđối với quân nhân, công nhân viên chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác sẽ do Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương cấp trung đoàn và tương đương trở lên phối hợp cùng Cục Chính sách, Cục Chính trị quân khu, Hội đồng giám định y khoa các cấp và Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu thực hiện.
Hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh đang tại ngũ, công tác có vết thương đặc biệt tái phát?
Theo Điều 8 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi là thương binh) đang tại ngũ, công tác có vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ như sau:
Quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi là thương binh) đang tại ngũ, công tác có vết thương đặc biệt tái phát và điều chỉnh chế độ
1. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định, có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt; có văn bản kèm theo các giấy tờ nêu trên, đề nghị cấp trên trực tiếp giải quyết theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 05 ngày), gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh.
2. Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ lưu trữ tại cơ quan; có văn bản kèm theo các giấy tờ nêu trên và bản trích lục hồ sơ thương binh theo Mẫu số 96 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là bản trích lục hồ sơ thương binh), bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước, báo cáo theo phân cấp, gửi đến Cục Chính sách.
3. Cục Chính sách trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.
4. Cục Chính trị quân khu trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.
5. Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật và thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.
6. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, có trách nhiệm ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 60 Phụ lục I Nghị định; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
Hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh đang tại ngũ, công tác có vết thương đặc biệt tái phát sẽ do Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên phối hợp cùng với Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh, Cục Chính sách, Cục Chính trị quân khu, Hội đồng giám định y khoa các cấp và Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?