Việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng dựa trên nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng?
- Hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945?
- Hướng dẫn quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ?
Nguyên tắc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng?
Tại Điều 3 Thông tư 55/2022/TT-BQP có quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Hồ sơ công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng được thực hiện thống nhất theo phân cấp quy định tại Nghị định và hướng dẫn tại Thông tư này; thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm ký, đóng dấu các giấy tờ theo thẩm quyền (không ghi bằng hai thứ mực, không tẩy xóa, không ký lùi thời gian, không ký thừa lệnh).
2. Thủ trưởng Cục Chính trị hoặc thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị) ký văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng cho đối tượng thuộc quyền quản lý.
3. Cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng phải thực hiện đúng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình xét duyệt hồ sơ theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 (sau đây gọi là Pháp lệnh), Nghị định và hướng dẫn tại Thông tư này.
Trường hợp giấy tờ, hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung, hoàn thiện đúng quy định; nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn phải kịp thời hoàn trả và thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc cá nhân đề nghị.
Trường hợp giấy tờ, hồ sơ nghi vấn có dấu hiệu giả mạo hoặc cố tình làm sai lệch để trục lợi thì tổ chức kiểm tra, xác minh, kết luận tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ; nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận giả mạo hoặc không đúng với nội dung nguyên thủy thì lập biên bản thu hồi, thông báo cho cơ quan, đơn vị, đối tượng và địa phương nơi đối tượng cư trú để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện như cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là đơn vị trực thuộc Bộ); đơn vị trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện như cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện như Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh).
5. Hội đồng giám định y khoa các cấp trong Quân đội thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc khám giám định y khoa, quy định tại Nghị định và hướng dẫn tại Thông tư này.
Nguyên tắc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng:
- Hồ sơ công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng. Thủ trưởng Cục Chính trị hoặc thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị) ký văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
- Cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng phải thực hiện đúng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình xét duyệt hồ sơ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020.
- Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện như cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; đơn vị trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện như cấp trung đoàn và tương đương trở lên. Hội đồng giám định y khoa các cấp trong Quân đội thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc khám giám định y khoa.
Việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945?
Theo Điều 4 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 như sau:
Quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
1. Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị (sau đây gọi là Cục Cán bộ) trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 và khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định có trách nhiệm thẩm định; đề nghị Thủ trưởng Tổng cục Chính trị ban hành quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 theo Mẫu số 49 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là quyết định công nhận).
2. Trong thời gian 05 ngày theo quyết định công nhận đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để thực hiện chế độ ưu đãi.
Quy trình công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 sẽ do Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị (sau đây gọi là Cục Cán bộ) cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người hưởng trợ cấp thường trú để thực hiện chế độ ưu đãi.
Hướng dẫn quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ?
Tại Điều 5 Thông tư 55/2022/TT-BQP hướng dẫn quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác như sau:
Quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ, công tác
1. Khi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hy sinh: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định; trong thời gian 20 ngày kể từ ngày hoàn thiện các giấy tờ nêu trên, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định (sau đây gọi là giấy chứng nhận hy sinh); có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 05 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 05 ngày), gửi đến Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị (sau đây gọi là Cục Chính sách).
Trường hợp quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hy sinh do có hành động đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội (quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh); trước khi cấp giấy chứng nhận hy sinh, cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh có văn bản đề nghị kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức phát động học tập tấm gương trong phạm vi cả nước.
2. Cục Chính sách, trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định; báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng có văn bản kèm theo hồ sơ, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển bản sao quyết định cấp bằng, kèm theo Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ về cơ quan, đơn vị đề nghị để chuyển đến cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
3. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận bản sao quyết định cấp bằng, kèm theo Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ, có trách nhiệm thông báo đến thân nhân liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ), phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú để tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân (trường hợp không còn thân nhân thì tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh); bàn giao hồ sơ kèm theo bản sao quyết định cấp bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ để thực hiện chế độ ưu đãi.
Trường hợp cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh ở xa (nơi biên giới, hải đảo) không có điều kiện tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trong thời gian 10 ngày, chuyển bản sao quyết định cấp bằng, kèm theo Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ liệt sĩ về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú (trường hợp không còn thân nhân thì chuyển về Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh) để triển khai thực hiện.
Quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với quân nhân, công nhân thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ đang tại ngũ do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh cấp trung đoàn và tương đương trở lên phối hợp với Cục Chính sách cùng với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú để triển khai thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?