Có được để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý ký gửi khi đi máy bay không?

Khi đi máy bay có được để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý ký gửi không? Có thể mang 3,0kg đá khô trong hành lý xách tay khi đi máy bay được không? Những vật nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay bao gồm? Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Sắp tới, tôi sẽ có chuyến bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Trong chuyến bay này tôi tính để một chiếc nhiệt kế thủy ngân bên trong hành lý ký gửi và mang theo 3,0kg đá khô xách tay. Thì tôi không biết điều này có được không?


Khi đi máy bay có được để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý ký gửi không?

Tại tiểu mục 21 Mục III Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 quy định danh mục vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay như sau:

Vật phẩm

Được phép mang trong

Phải được Người khai thác tàu bay chấp thuận

Phải thông báo cho Người chỉ huy tàu bay

Điều kiện được phép




Hành lý ký gửi

Hành lý xách tay

Theo người




Đồ vật khác

21) Khí áp kế hoặc nhiệt kế thủy ngân

Không

Không

a) Chỉ được phép nếu được vận chuyển bởi đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia hoặc cơ quan Chính phủ tương đương.

b) Phải được đóng gói trong bao bì ngoài chắc chắn, có lớp bên trong được bịt kín hoặc trong túi chống rò rỉ thủy ngân bên trong khi đặt theo bất kỳ chiều nào.

Theo quy định trên thì bạn không thể để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý ký gửi khi bạn đi máy bay được. Bạn chỉ có thể để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý xách tay của bạn khi đã có sự chấp thuận của người khai thác tàu bay, đã thông báo cho người chỉ huy tàu bay và đáp ứng được những điều kiện được nêu trên.

Có được để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý ký gửi khi đi máy bay không?

Có được để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý ký gửi khi đi máy bay không? (Hình từ Internet)

Có thể mang 3,0kg đá khô trong hành lý xách tay khi đi máy bay được không?

Theo tiểu mục 22 Mục III Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 quy định danh mục vật phẩm nguy hiểm hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay như sau:

Vật phẩm

Được phép mang trong

Phải được Người khai thác tàu bay chấp thuận

Phải thông báo cho Người chỉ huy tàu bay

Điều kiện được phép




Hành lý ký gửi

Hành lý xách tay

Theo người




Đồ vật khác

20) Đá khô

Không

Không

a) Không quá 2.5 kg mỗi người.

b) Chỉ được dùng để bảo quản thực phẩm hoặc chất dễ hư hỏng không phải là hàng nguy hiểm.

c) Bao bì phải có lỗ thoát khí CO2.

d) Khi vận chuyển trong hành lý ký gửi, mỗi bao bì chứa đá khô phải được đánh dấu:

- "DRY ICE" hoặc " CARBON DIOXIDE, SOLID"

- Khối lượng tịnh của đá khô không quá 2.5 kg.

Theo quy định trên thì mỗi người chỉ được mang 2,5kg đá khô trở xuống trong tất cả các loại hành lý (ký gửi, xách tay). Bạn muốn mang 3,0kg đá khô trong hành lý xách tay của bạn là bạn đang vi phạm luật.

Nếu như bạn đi với một người khác thì bạn có thể gửi sang hành lý của người đấy 1,0kg đá khô và hành lý của bạn 2,0kg đá khô. Lưu ý là bạn phải được sự chấp thuận của người khai thác tàu bay bạn mới được mang theo.

Những vật nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay bao gồm?

Căn cứ Mục II Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang vào khu vực hạn chế, mang lên tàu bay ban hành kèm theo Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 quy định danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm mang lên khoang hàng tàu bay như sau:

Chất nổ, chất cháy hoặc các loại khác được sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay bị cấm mang lên tàu bay (trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác):

TT

Nội dung

1

Đạn*, trừ trường hợp được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển trong hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể quy định tại Phần 8, Chương 1, Mục 1.1.2 Doc 9284 - Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

2

Các loại kíp nổ

3

Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm

4

Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác

5

Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo

6

Đạn khói, quả tạo khói

7

Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo

8

Xăng, dầu, nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm không an toàn (quẹt đâu cũng cháy), ôxy lỏng.

Trên đây là những vật nguy hiểm mà người đi máy bay bị cấm mang lên khoang tàu bay.

Trân trọng!

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Hỏi đáp pháp luật
Có được để nhiệt kế thủy ngân trong hành lý ký gửi khi đi máy bay không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định an toàn trong xếp hoặc bốc dỡ hàng hóa, hành lý lên máy bay
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
2,815 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào